28
VTV
Văn hóa
Giải trí
Lí do chị đến Liên hoan phim
Cannes lần này là gì?
Trước khi đến Liên hoan phim
Cannes, chúng tôi qua Cộng hòa Sec để
tham dự Tuần phim Việt Nam tại đó và
bộ phim
Taxi, em tên gì?
của tôi được
chọn để chiếu trong tuần phim này. Sau
đó, chúng tôi sẽ đi cùng với đoàn của Cục
điện ảnh sang tham dự Liên hoan phim
Cannes. Mục đích của chuyến đi là quảng
bá điện ảnh Việt Nam, đặc biệt là Liên
hoan phim quốc tế Hà Nội.
Liên hoan phim Cannes là nơi hội
tụ của rất nhiều tên tuổi lớn của điện
ảnh thế giới, chị sẽ chuẩn bị cho mình
những hành trang gì khi đến với liên
hoan phim danh giá này?
Tôi nghĩ, đây là một cơ hội rất lớn để
những người làm phim Việt Nam có thể
gặp gỡ và giao lưu với các nhà làm phim
chuyên nghiệp của nước ngoài nên tôi cố
gắng tìm hiểu những thông tin bên lề của
chuyến đi này: mình sẽ gặp gỡ những ai,
nhà sản xuất như thế nào, và mình mong
muốn điều gì ở họ… Biết đâu chuyến đi
này sẽ mở ra một cơ hội hợp tác nào đó,
hoặc ít nhất thì cũng học hỏi được ở họ
về kĩ thuật làm phim và cách tổ chức một
đoàn làm phim thế nào cho thật chuyên
nghiệp. Tôi mong rằng, mình có thể tranh
thủ học hỏi được càng nhiều càng tốt
trong chuyến đi này.
Năm ngoái, Lý Nhã Kỳ nhận được
sự khen ngợi của truyền thông trong
nước và quốc tế tại Liên hoan phim
Thanh Thúy
Học cách chấp nhận
chỉMới bướcvàolĩnhvựcsảnxuấtmộtthờigianngắnnhưngnhững
bộ phim của cặp đôi Thanh Thúy - Đức Thịnh luôn ghi được dấu ấn
tronglòngkhángiả. Nữdiễnviênxinhđẹpchobiết,mụcđíchcôđến
với LiênhoanphimCannes (diễnratừ11đến22/5)khôngphải đểquảng
báhìnhảnhmà chủyếu làtranhthủcơhội đểhọchỏi cáchtổchức
một đoàn làm phim chuyên nghiệp.
Cannes, đó có phải là áp lực đối với chị
trong chuyến đi lần này không?
Lần này tôi đến liên hoan phim không
phải với vai trò là nghệ sĩ nên không quá
chú trọng vào việc quảng bá hình ảnh của
mình mà tập trung vào việc làm sao để
mình có thể học hỏi được nhiều nhất, để
sau chuyến đi này có thể sản xuất ra được
những bộ phim hay, chất lượng tốt.
Quá trình thay đổi từ một diễn viên
trở thành nhà sản xuất phim chắc hẳn là
không hề dễ dàng đối với chị?
Tôi đã vận dụng tất cả các kinh nghiệm
từ trước tới nay, để tổ chức một đoàn làm
phim sao cho chuyên nghiệp nhất nhưng
chủ yếu là vẫn theo kiểu vừa học, vừa làm.
Vấn đề càng trở nên khó khăn hơn khi đặt
trong bối cảnh ngành điện ảnh cũng đang
còn phát triển như ở Việt Nam. Nếu muốn
trở thành một nhà sản xuất giỏi thì tôi cần
phải bỏ ra ít nhất 3 năm sang nước ngoài
học tập một cách bài bản. Việc này đối với
tôi gần như là một nhiệm vụ bất khả thi
nên mình đành phải vừa làm vừa học. Học
theo kiểu này, tiền học phí rất cao (cười)