23
người Hindu giáo. Tôi đã len lỏi vào
khu phố cổ Varanasi. Những con đường
nhỏ đan xen chằng chịt, người dân buôn
bán tấp nập hai bên đường với đủ loại
mặt hàng xen lẫn mùi vị hương trầm.
Mặc dù đường phố rất chật chội nhưng
những chú bò luôn có chỗ đứng rộng rãi
và được chăm sóc rất
tử tế. Cuối ngày, tôi
quyết định hòa mình
vào dòng người đang
tiến về sông Hằng,
nơi chuẩn bị diễn ra
buổi lễ tế linh thiêng
của cư dân thành phố
Varanasi.
Đối với người
Hindu, buổi lễ là
hiện thân của nữ thần Gan Ga - người
giúp cho họ gột rửa mọi tội lỗi và đạt tới
sự giải thoát khỏi vòng luân hồi của sự
sống và cái chết. Vì thế, họ tổ chức lễ
thờ phụng này thường xuyên mỗi tối để
tỏ lòng tôn kính với nữ thần. Trước khi
tạm biệt Varanasi, tôi và đoàn Phật tử đã
đi xem hỏa táng ở sông Hằng rồi tiếp tục
hành trình tìm hiểu về xá lợi Phật. Tương
truyền, sau lễ hoả táng, để tránh sự xung
đột tranh giành xá lợi của Đức Phật, xá lợi
Ngài đã được chia đều nhau cho tám vị
quốc vương để mỗi nước xây tháp cúng.
Trải qua biết bao
biến thiên của thời
cuộc, nay muốn
tìm lại được hết xá
lợi của đức Phật
là điều không dễ
dàng. Bởi vậy,
chúng tôi đã đến
Bảo tàng Quốc
gia Ấn Độ ở Thủ
đô New Delhi để
chiêm bái. Tại đây, tôi đã tận mắt nhìn
thấy xá lợi Phật. Theo thượng tọa Tích
Nhật Từ, những mẩu xương này đã được
giám định ADN cùng với nhiều cách giám
định khác nữa rồi mới khẳng định chắc
chắn 100% là xá lợi của đức Phật. Trong
sự hồi hộp xen lẫn niềm xúc động, tôi đã
giải tỏa được những hoài nghi về xá lợi
Phật mà bây lâu nay mình trăn trở.
Bồ đề Đạo tràng - điểm dừng chân
cuối cùng của chúng tôi vốn là nơi Đức
Phật thiền định 49 ngày, sau đó trở thành
bậc Đại Giác Ngộ. Đây được xem là khu
Thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các
thánh tích Phật giáo. Cây bồ đề thiêng
có nhiều nhánh và lá xanh tươi bốn mùa
hiện tại là con cháu đời thứ 20 của cây
bồ đề gốc, có tuổi thọ khoảng 100 tuổi.
Không phân biệt ngày hay đêm, các Phật
tử thường bái lạy, nguyện cầu, cúng dâng
nhiều phẩm vật xung quanh bức rào chắn
để thể hiện lòng tôn kính với đức Phật.
Trong hành trình 14 ngày ở Ấn Độ,
tuy những nơi tôi đến giờ đều là phế tích,
nhưng ở khắp mọi nơi, thông điệp của đức
Phật vẫn sống động, hiện hữu trong muôn
mặt của đời sống. Những trải nghiệm này
sẽ là động lực để tôi tiếp tục lên đường
khám phá những vùng đất mới.
Hải Yến (
Ghi)
Trải qua nhiều thế kỉ, người đời thường
khoác lên đức Phật những vầng hào
quang, những câu chuyện huyền
thoại, những điều siêu nhiên mà vốn dĩ
bản chất không phải như thế. Vì vậy,
tìm hiểu về đức Phật để thấy, Ngài
gần với cuộc đời hơn và những gì
Ngài làm được thì chúng ta cũng có
thể làm được.
Đền Taj Mahal
Người Hindu đi lấy nước sông Hằng
Alanda - trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới
Lễ thiêu xác bên bờ sông Hằng