24
Nét văn hoá riêng
của dân tộc Sán Dìu
Làn điệu Soọng cô là tiếng hát dân ca
độc đáo truyền tải những tâm tư, tình cảm
và ước muốn của người Sán Dìu trong
đời sống thường ngày, là môi trường gìn
giữ văn hóa tộc người. Truyền thuyết kể
lại rằng, thuở trời đất còn gần nhau, có
một làng quê đông đúc, trù phú, soi bóng
xuống dòng sông thơ mộng. Bỗng một
hôm, ông trời nổi giận, cho nước sông
dâng cao làm chết muôn loài. Trong làng,
có hai chị em nọ nhanh chân chui vào quả
bầu khô, nổi lên theo dòng nước nên sống
sót. Khi nước rút, vì trong vùng không
còn ai nên họ đành lấy nhau, sinh nhiều
con cháu làm cho người Sán Dìu hồi sinh
trở lại. Tuy làng đông người nhưng đều
là con cháu cùng huyết thống, không thể
lấy nhau nên phải sang làng khác tìm
hiểu. Để bạn tình ở làng bên rung động,
họ dùng tiếng hát để diễn tả lòng mình.
Điệu hát Soọng cô ra đời từ đó và tồn tại
đến nay.
Ông Trần Văn Long, thôn Ninh Quý,
xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang (Thành viên CLB Soọng
cô) chia sẻ: “Khi chúng tôi biết nói tiếng
dân tộc thì đã biết hát Soọng cô rồi.
Soọng cô có nhiều loại, nhưng thường có
hai loại chính: một là khi lao động sản
xuất, khi lên nương rẫy; hai là các dịp hội
hè, đám cưới”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân,
điệu hát Soọng cô của đồng bào dân tộc
Sán Dìu đang bị mai một dần. Qua khảo
sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nặng tình với làn điệu
Soọng cô
Dân tộc Sán Dìu ở tỉnh
Tuyên Quang có trên 10 nghìn
người (chiếm hơn 1,4% dân số
toàn tỉnh). Nơi đây nổi tiếng
với làn điệu Soọng cô bởi từ
xa xưa, Soọng cô giống như
một phần đời sống văn hoá
đầy màu sắc, mang lại cho
người Sán Dìu niềm vui và cả
niềm tự hào về bản sắc văn
hoá của dân tộc mình.
Ông Lục Văn Bảy, Chủ nhiệm CLB hát Soọng cô đang dịch sách cổ, dịch nghĩa bài hát.
VTV
Văn hóa
Giải trí