Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

tỉnh Tuyên Quang, hiện nay, tại các xã

có đồng đồng bào dân tộc Sán Dìu, số

người biết hát Soọng cô còn rất ít và

chủ yếu là người cao tuổi. Mặt khác, số

lượng sách cổ ghi lại các bài hát Soọng

cô không còn nhiều, phần lớn những bài

hát sưu tầm được đều do các nghệ nhân

truyền miệng lại.

Nỗ lực bảo tồn “hồn” dân tộc.

Cũng giống như nhiều làn điệu dân

ca thuộc về xưa cũ khác, hát Soọng cô

của người Sán Dìu cũng đang đứng

trước nguy cơ mai một và bị lấn át bởi

những hình thức giải trí hiện đại. Ttrong

nguy cơ rất khó bảo tồn và phát triển,

người ta mới nhìn

thấy rõ được sự

quyết tâm và nỗ lực

của người Sán Dìu.

Để bảo tồn, và phát

triển làn điệu dân

ca của đồng bào

mình, người Sán

Dìu ở Ninh Lai đã

thành lập câu lạc

bộ hát Soọng cô,

hoạt động thường

xuyên. Hiện câu lạc

bộ có hơn 100 thành viên, chủ yếu từ 50

đến 60 tuổi.

Dân tộc Sán Dìu, Tuyên Quang may

mắn khi có được những con người tâm

huyết suốt một đời đam mê tìm hiểu,

ấp ủ dự định đưa làn

điệu Soọng cô đi đến

nhiều nẻo miền Tổ

quốc. Ông Lục Văn

Bảy, Chủ nhiệm Câu

lạc bộ hát Soọng

cô xã Ninh Lai,

Sơn Dương, Tuyên

Quang chia sẻ với chúng tôi: “Là con

em dân tộc Sán Dìu, với chủ trương bảo

tồn và phát triển Soọng cô, để Soọng

cô không bị mờ đi trong thời buổi hiện

đại, tôi đã tập hợp một số anh chị em

cao tuổi - những liền anh liền chị, sau đó

hình thành câu lạc bộ. Trước hết là ôn

lại bài ca tiếng hát,

sau là đi giao lưu với

các tỉnh bạn, thông

qua đó chúng tôi mới

rút ra nhưng lời ca

tiếng hát cần phải

truyền thụ lại cho các

con cháu sau này”.

Cũng từ khi có

câu lạc bộ hát Soọng

cô, đời sống sinh

hoạt văn hóa tinh

thần người dân nơi

đây thay đổi rất nhiều. Mặc dù ngày

ngày đi làm đồng vất vả, nhưng vào dịp

cuối tuần, mọi người lại tập trung say

sưa tập hát. Mỗi khi lời hát được cất lên,

dường như mọi mệt mỏi, nhọc nhằn của

cuộc sống thường ngày cũng tan biến.

Sự vững mạnh của làn điệu Soọng

cô hiện tại, một phần nhờ sự nỗ lực của

người dân tộc Sán Dìu còn một phần

là nhờ sự quan tâm của các cơ quan

chính quyền tại tỉnh Tuyên Quang. Ông

Nguyễn Vũ Phan, Phó GĐ Sở Văn hoá,

Thể thao, Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho

biết: “Chúng tôi tổ chức rất nhiều câu

lạc bộ hát Soọng cô, đồng thời hỗ trợ

về hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ trang

thiết bị để câu lạc bộ hát Soọng cô có

thể sinh hoạt, tham gia biểu diễn nhiều

hơn, tạo ra sân chơi cho bà con dân tộc

Sán Dìu. Tổ chức những lớp dạy để các

nghệ nhân lớn tuổi truyền lại bản sắc

cũng như nhiệt huyết về Soọng cô cho

thế hệ trẻ”.

Đến các đêm nhạc tỉnh Tuyên

Quang, chúng ta dễ dàng thấy sự lồng

ghép các tiết mục hát Soọng cô vào

chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ

thuật phục vụ đời sống tinh thần của

nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng

sâu, vùng xa trong tỉnh, góp phần bảo

tồn giá trị văn hóa độc đáo. Được biết,

tỉnh Tuyên Quang còn thường xuyên tổ

chức giao lưu hát Soọng cô tại các thôn,

xã, liên xã nhằm khơi dậy, nuôi dưỡng

để làn điệu Soọng cô sống mãi trong

đời sống văn hóa tinh thần của người

dân Tuyên Quang nói chung và người

dân tộc Sán Dìu nói riêng. Rồi mai đây,

những làn điệu Soọng Cô giao duyên

nhớ anh lắm anh ơi/ nhớ đêm không ngủ

được nhớ ngày quên ăn

không chỉ quen

thuộc với Sán Dìu, với Tuyên Quang mà

còn với cả mọi người con dân tộc Việt.

Hà Hương Lâm

Câu lạc bộ hát Soọng cô.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng

nhìn vào sự quan tâm của chính

quyền, sự tâm huyết của người Sán

Dìu, người yêu văn hoá cổ Việt có

quyền tin vào một tương lai tốt đẹp.

Bởi hiện nay cũng có rất nhiều em nhỏ

hát rất tốt, đó là những kết quả của sự

trao truyền, nếu chúng ta kiên trì đưa

những nhận thức giá trị văn hóa của

dân tộc tốt đến với các thế hệ trẻ thì

các em vẫn tiếp nhận tốt.