Previous Page  38 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 38 / 92 Next Page
Page Background

38

N

gày 12/11 vừa qua, sau hơn

5 thập kỉ cống hiến cho nền

điện ảnh võ thuật, trải qua

hàng trăm tai nạn với máu và

nước mắt, cuối cùng Thành Long cũng

chạm đến giấc mơ mà bất kì ngôi sao

nào đều ao ước – tượng vàng Oscar. Giải

thưởng Oscar danh dự - Thành tựu trọn

đời của Viện Hàn lâm Điện ảnh Nghệ

thuật và Khoa học Hoa Kỳ đã đưa Thành

Long trở thành nghệ sĩ Hoa ngữ đầu tiên

sở hữu giải thưởng danh giá này.

Thành Long bắt đầu sự nghiệp từ

những năm 1960 trong vai trò của một

diễn viên đóng thế. Với những pha võ

thuật đẹp mắt và sẵn sàng lăn xả, tự thực

hiện hầu hết các pha nguy hiểm trong

phim, Thành Long nhanh chóng nổi

tiếng tại Hồng Kông và được các nhà sản

xuất trọng dụng. Ở tuổi 22, chàng trai trẻ

Thành Long đặt chân đến Hollywood,

nuôi hoài bão trở thành một ngôi sao đẳng

cấp quốc tế. Tuy nhiên, con đường điện

ảnh tại Mỹ không được trải hoa hồng như

tại xứ Cảng thơm.

Trên tờ People Daily, sau khi nhận giải

Oscar danh dự, lần đầu tiên trong sự nghiệp,

Thành Long bộc bạch về “bí kíp” gây dựng

danh tiếng tại Mỹ. “Thực tế phũ phàng đã

nhanh chóng khiến tôi bừng tỉnh “giấc mơ

Mỹ” khác xa so với những gì tôi mường

tượng. Lập nghiệp tại Mỹ mà không có

Thành Long

Thành công nhờ “đi đường vòng”

Nhận chiếc tượng vàng Oscar

danh dự đầu tiên trong sự

nghiệp, ông “vua” phim hành

động Thành Long đã giúp nền

giải trí Hoa ngữ ghi dấu son tại

kinh đô điện ảnh hàng đầu thế

giới. Thế nhưng, con đường đến

với thành công của ông từng

không hề suôn sẻ như nhiều

người vẫn nghĩ. Ít ai biết rằng,

“giấc mơ Mỹ” của Thành Long

trở thành hiện thực phải nhờ

“đi đường vòng”.

bất kì sự hỗ trợ nào, tôi từng nghĩ ra rất

nhiều pha hành động lạ mắt, nhưng nhà

sản xuất chẳng buồn mảy may quan tâm

đến ý tưởng của tôi. Tôi nhảy qua bàn,

múa may quay cuồng, họ nghĩ tôi giống

như một con khỉ”, Thành Long nhớ

vềnhững ngày đầu tại Mỹ.

“Khi tôi không đồng ý với những đạo

cụ võ thuật của người Mỹ (ở Hồng Kông,

sẽ chẳng ai chấp nhận những cảnh quay đó)

thì nhà làm phim lớn tiếng với tôi. “đây

không phải là Hồng Kông, hãy quên nó

đi!”. Vào thời điểm đó, tôi gần như bế tắc,

có quá nhiều điểm khác biệt giữa sở thích

của người Mỹ với khán giả Trung Quốc. Và

tôi quyết định quay trở về Hồng Kông,

thực hiện “giấc mơ Mỹ” từ chính quê nhà

của mình!

Trải qua nhiều đêm trắng, nghiền

ngẫm hàng trăm bộ phim hành động,

cuối cùng tôi cũng hiểu ra rằng người Mỹ

thích những anh hùng với sức mạnh tuyệt

đối, có thể hạ gục đối phương chỉ bằng

một cú đấm. Đó cũng chính là lí do họ coi

“cao bồi già” Clint Eastwood giống như

một tượng đài sống. Trong khi ở những

bộ phim của tôi, sau khi đánh ai đó, tôi

thường phải rút tay lại và hít một hơi sâu

vì đau đớn. Khán giả Mỹ không chấp

nhận một anh hùng yếu đuối!”.

Năm 1978, sau bước ngoặt đầu tiên

với bộ phim

Xạ hình điêu thủ

, Thành

Long dần tìm thấy thành công ở thể

loại phim hành động hài hước. Năm

1994, với siêu phẩm

Đại náo khu phố

Bronx

 (Rumble In The Bronx), Thành

Long bắt đầu gây ấn tượng tại Hollywood

và tiếp đó, loạt phim

Giờ cao điểm

 (Rush

hour) đã đưa tên tuổi Thành Long lên tầm

cao mới.

Với thành tựu điện ảnh rực rỡ và

những dự án từ thiện tại nhiều quốc gia,

Thành Long đã trở thành một biểu tượng

văn hóa Hoa ngữ. Thành công của ông là

một bài học tiêu biểu về sự nhẫn nại, lòng

kiên trì, không ngừng nỗ lực và đi lên từ

thất bại. Có lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên

mà nhà sản xuất danh tiếng Brett Ratner,

người hợp tác với Thành Long trong bộ

phim

Rush Hour

, phải thán phục và gọi

ông là “siêu nhân”.

Diệp Chi

VTV

Văn hóa

Giải trí

Thành Long nhận giải Oscar danh dự