34
VTV
Văn hóa
Giải trí
G
iữa tháng 11, nhà văn Nguyễn
Quang Thiều có buổi giao lưu
ra mắt cuốn sách mới nhất
mang tên
Trong căn phòng của
một người bại liệt
. Mới tháng trước đó,
cuốn
Trong ngôi nhà của mẹ
của ông đã
được NXB Trẻ ấn hành và gây chú ý trong
dư luận. Và, hồi tháng 4 ông cho ra cuốn
Người kể chuyện lúc nửa đêm và những
giấc mộng
- tập tiểu luận - ghi chép dày
328 trang cũng do NXB
Trẻ ấn hành.
Nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều cho biết,
Người kể chuyện lúc
nửa đêm và những
giấc mộng
là cuốn sách
được viết trong khoảng
5 - 6 năm. Tác giả
sắm vai một người kể
chuyện, kể một cách thâm trầm mà cũng
day dứt về quê hương, về những miền đất
xa xôi mà ông từng đặt chân tới. Cuối mỗi
bài viết còn có phụ lục là một, hai bài thơ
của chính tác giả, đa số được rút từ các tập
thơ đã được xuất bản. Hiện lên trong những
con chữ mê hoặc của Nguyễn Quang Thiều
là tình yêu về quê hương, cụ thể hơn, yêu
dòng sông Đáy - nơi ông có chuyến đi đầu
tiên đầy ám ảnh, cũng là nơi đã giúp cho
Nguyễn Quang Thiều có nhiều trang văn
ấm áp.
PGS.TSChu Văn Sơn chia sẻ: “Đọc
cuốn sách, người ta thấy Nguyễn Quang
Thiều vừa thơ trẻ vừa “cáo già”, và “có
nghĩ ngợi, có tấm lòng” (chữ của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp).
Trong ngôi nhà của mẹ
- cuốn sách ra
mắt đầu tháng 10 là một cuốn rất đặc biệt
đối với Nguyễn Quang Thiều. Đặc biệt, bởi
nó không phải là thơ, không phải là truyện
ngắn, cũng không phải là tiểu thuyết.
Trong
ngôi nhà của mẹ
, trên bìa sách,
không đề thể loại. Tác giả lí giải,
đơn giản, hãy gọi nó là một câu
chuyện, một câu chuyện có thật
đã xảy ra trong quá khứ, được
người đang sống kể lại và anh
chỉ làm nhiệm
vụ của một
“thư kí” trung
thực. Nhà
văn Nguyễn
Quang Thiều
chia sẻ: “Tôi
viết cuốn sách
này theo lời kể
của một người
bạn trong nhóm Nhân sĩ Hà Đông - anh
Trịnh Văn Sỹ. Anh kể về người mẹ của
mình, một người mẹ luôn sống trong đau
khổ, sợ hãi và cô độc. Trong ngôi nhà của
mẹ con anh cách đây gần 50 năm lúc nào
cũng đói rét, ngập tràn bóng tối và nỗi sợ
hãi: sợ hãi những người đang sống quanh
họ và sợ hãi những hồn người đã chết thi
thoảng hiện về gọi họ trong đêm. Người
mẹ ấy giã từ thế gian khi còn rất trẻ. Cả
khi về thế giới bên kia, người mẹ ấy vẫn
sống trong sợ hãi, cô độc và thương nhớ
khôn nguôi hai đứa con mồ côi bé bỏng
của mình”. Nguyễn Quang Thiều đã ngồi
nhiều đêm để nghe anh Trần Văn Sỹ kể lại
những câu chuyện. Lúc đầu, cũng chỉ định
ghi chép lại cho những người thân trong gia
đình. Nhưng càng nghe, ông càng nhận ra
những câu chuyện riêng tư bé nhỏ ấy có
sức cuốn hút và vẻ đẹp riêng.
Với cuốn sách mới nhất
Trong căn
phòng của một người bại liệt
, Nguyễn
Quang Thiều lại chỉ viết về những người đã
khuất. Lí giải về điều này, nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều cho rằng: “Tất cả họ, những
nhân vật chính của cuốn sách này, đã thành
người thiên cổ. Cho dù tôi có mong muốn
đến đâu và làm bằng cách gì thì họ cũng
không trở về để sống một lần nữa. Nhưng
họ vẫn trở về với tôi bằng một con đường
khác. Tôi đã cảm thấy họ đang ở đâu đó,
vừa gần như chính bản thân tôi lại vừa xa
xôi như đường chân trời”.
Một năm được mùa ra sách và người
đọc tiếp tục chờ đón những vụ mùa bội thu
của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Ngọc Mai
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Được mùa… ra sách
Năm 2016 này, nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều được mùa… ra sách.
Những cuốn sách đã ấp ủ từ bao
giờ và ông viết ra từ khi nào
không biết nữa nhưng đồng
loạt được các nhà xuất bản in
ấn, phát hành. Chưa nói đến nội
dung, nhìn vào số lượng sách
phát hành này cũng đủ thấy sức
lao động, sáng tạo, bút lực của
nhà văn vẫn rất dồi dào.