Previous Page  41 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 41 / 92 Next Page
Page Background

41

đât đao, vơi tiêm năng vừa rưng vừa biên,

Phu Quôc con tao nên nhưng nghê truyên

thông tư nông nghiêp như nghê trồng tiêu.

Và khi theo chân nhưng ngươi kiêm lâm

để tim hiêu vê sư phong phu đa dang đăc

trưng cua rưng quôc gia Phu Quôc, chúng

tôi đã hiêu hơn tinh yêu ma nhưng ngươi

kiêm lâm danh cho nghê bao vê rưng trên

đao cua họ.

Anh có cho là biệt danh “đảo ngoc”

xuất phát từ nghê nuôi cây ngoc trai ơ

Phu Quôc?

Thiên nhiên ban tặng cho đảo Phú

Quốc những vùng biển lặng sóng, có độ

mặn lí tưởng cho nghề nuôi trai lấy ngọc.

Tuy nhiên, tôi muốn ngược dòng lịch sử

một chút. Trải qua thời gian nhưng tại

Phú Quốc vẫn luôn hiện hữu một nhân

vật lịch sử nhưng cũng là huyền thoại -

Bà Kim Giao. Bà là “nữ thần khai sáng”

đảo ngọc. Huyền sử kể rằng, từ những

đàn trâu rừng do mình thuần hoá, Bà Kim

Giao đã tuyển mộ dân khai khẩn, lập

dinh trại và dạy dân cách canh tác nghề

nông… Từ “đảo ngọc”, không chỉ để nói

riêng ngọc trai Phú Quốc mà đó chính là

“ngọc sáng” từ tiềm năng tự nhiên của

vùng đất, từ sự trù phú của biển khơi và

lịch sử hàng nghìn năm hào hùng của

hành trình dựng và giữ đảo.

Lịch sử dân tộc đã trao cho Phú

Quốc sứ mệnh của một vùng đất đầu sóng

ngọn gió vô cùng quan trọng của

Tổ quốc. Anh nghĩ sao về nhận

định này?

Trong quá trình làm phim, chúng

tôi đã tìm hiểu những trang lịch sử

đầy vinh quang, tự hào nhưng cũng

đầy máu và nước mắt của Phú Quốc.

Đó là lịch sử mà thời nào cũng có cả bi

thương và hùng tráng. Ví dụ như giai

đoạn từ nửa cuối thế kỉ 19, Phú Quốc bị

đặt trong sự đô hộ của người Pháp. Ngoài

việc xây dựng một số cơ sở hạ tầng rất sơ

sài, chủ yếu phục vụ cho công cuộc khai

thác và vơ vét thuộc địa thì công trình đồ

sộ nhất mà chế độ thực dân dựng ở đây

là “Căng cây dừa”, đến thời Mỹ Ngụy là

“Nhà tù Phú Quốc”. Chính tại nơi này, tội

ác man rợ nhất đã được áp dụng để khuất

phục ý chí của những người yêu nước,

yêu tự do. Nhưng cũng chính tại đây, ngọn

lửa cách mạng và tinh thần yêu nước luôn

được duy trì. Tinh thần ấy trở thành nguồn

động lực, thành vũ khí để những người tù

không một tấc sắt trong tay đào hàng trăm

mét đường hầm vượt ngục trở về với cách

mạng. Có thể nói rằng, quá khứ và hiện tại,

lịch sử và tương lai, tất cả đều đang được

gìn giữ và trân trọng, bảo tồn và phát huy

trên mảnh đất này.

Sau khi làm 12 tập phim về huyện

đảo này anh chia sẻ thêm điều gì với

khán giả?

Những ngày tháng lăn lộn làm phim,

chúng tôi đã gặp gỡ và tiếp xúc với rất

nhiều nhân vật, trong đó có ông Ba Toản,

quê ở Hà Nội. Những năm chiến tranh, ông

Toản là người tù cộng sản kiên trung bị bắt

và tù đày ở “địa ngục trần gian” nhà tù Phú

Quốc. Hoà bình, ông ở lại đảo lập nghiệp,

xây dựng gia đình. Tiềm năng trù phú của

đảo ngọc cộng với sự sáng tạo và bản tính

cần cù đã giúp ông Ba Toản trở thành hộ

nông dân giàu có. Nhưng theo ông chia sẻ,

mọi sự đi lên của gia đình ông, quan trọng

nhất là do ông đã biết “đi trước người ta

một bước”. Trước năm 2014, Phú Quốc

chưa có điện lưới quốc gia, ông đã tự chế

chiếc máy phát điện vận hành bằng sức

nước từ con suối sau nhà để tưới vườn tiêu,

làm nước mắm… Giờ ông đã là một tỉ phú

nơi đảo ngọc. Với những người cần cù sáng

tạo như ông Ba Toản cùng với đề án phát

triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt, tôi tin Phú Quốc sẽ sớm trở thành

trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tầm

cỡ thế giới và là trung tâm thương mại,

dịch vụ cao cấp mang tầm khu vực Đông

Nam Á.

Cảm ơn anh!

Yến Trang

(Thực hiện)

Ghi hình nhân chứng tại “Mũi ông Đội”

ĐD Thanh Nguyên (bên trái) cùng ông Huỳnh Phước Huệ -

giám đốc bảo tàng Cội Nguồn - đi khảo sát trên biển Phú Quốc