Previous Page  43 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 43 / 92 Next Page
Page Background

43

chí nhắc tới như một nghệ thuật mà không

phải ai cũng có thể làm được. Không phải

ngẫu nhiên mà Philip Rucker, nhà bình luận

của Washington Post phải đặt bút để viết

nên một bài báo với những dòng tựa đề:

“Đón chào đến với thế giới của Trump, một

bộ phim kịch tính không có hồi kết”.

Xuất thân là một ngôi sao truyền hình

thực tế, Donald Trump nắm rất rõ bí quyết

tỏa sáng trên truyền hình. Chẳng thế mà

ông liên tục gây sự chú ý để giữ độ “phủ

sóng” trên truyền thông trong suốt thời

gian qua. Vì sao ông Trump lại được gọi là

người “viết nên câu chuyện truyền thông

hi hữu”? Đơn giản là bởi ông đã phá vỡ

những quy tắc khó thể đoán trước, đưa

truyền thông vào một cuộc chơi do ông làm

chủ một cách điêu luyện, ma mãnh. Với

kinh nghiệm gần nửa thế kỉ trên thương

trường và nhiều thập kỉ gắn bó với truyền

hình, Donald Trump đã làm rất tốt lời

khuyên của cựu cố vấn Roy Cohn: “Hãy

luôn làm truyền thông chú ý”. Ví như, thay

vì thanh minh cho những bình luận và hành

động khiếm nhã đối với phụ nữ, ông lại tự

thú nhận với truyền thông rằng, mình từng

là một cậu học trò hư hay việc ông thuyết

phục được các ngân hàng giữ quyền kiểm

soát của ông với đế chế casino ngay cả

sau khi công ty hứng chịu một loạt vụ

phá sản…

Theo một nghiên cứu của công ty

MediaQuant, ông Trump đã được quảng

cáo miễn phí, với tần suất xuất hiện trên

truyền thông có giá trị tương đương 5,2

tỉ USD. Đổi lại, các kênh truyền hình cáp

cũng được hưởng lượng người xem lớn.

Nhìn lại, có thể thấy, trong khoảng thời

gian 4 tuần từ 10/10 – 6/11/2016, kênh

CNN, Fox News và MSNBC đã tăng trung

bình khoảng 84% lượng người xem trong

giờ vàng so với cùng kì năm ngoái. Điều

này đồng nghĩa với việc các kênh truyền

hình này cũng gia tăng doanh thu quảng

cáo chóng mặt nhờ các sự kiện trong suốt

chiến dịch tranh cử.

“Mặc dù không nhận được sự ủng hộ

của truyền hình nhưng chiến dịch vận động

của ông Trump lại nhận được sức mạnh vô

hình khác. Tần suất phủ sóng trên truyền

hình đã vô tình đem lại cho ông Trump

và ekip của mình hàng tỉ USD giá trị về

mặt truyền thông miễn phí” - cố vấn Barry

Bennett của Trump tự tin nói với Fox

News. Các nhà phân tích dự đoán rằng, ông

Trump đã có một chiến lược truyền thông

độc nhất vô nhị dựa trên hình ảnh câu

khách miễn phí hơn là bỏ tiền túi ra để mua

truyền thông.

Trong khi các ứng viên Tổng thống khác

rất cẩn trọng với các cuộc phỏng vấn thì

ông Trump luôn sẵn sàng đến với các đài

truyền hình khác nhau trong giai đoạn khởi

động. Giám đốc CNN Jeff Zucker cho biết,

ông Trump luôn gật đầu mỗi khi chúng tôi

yêu cầu được phỏng vấn.

Cuộc tranh luận của hai ứng viên Tổng

thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton

ngày 28/9 trên sóng truyền hình thu hút 84

triệu người xem, con số kỉ lục dành cho

sự kiện này trong lịch sử cũng được cho

là nhờ vào sự “góp công” không nhỏ của

Donald Trump. Cuộc tranh luận này đã đạt

được con số người xem hiếm có trên truyền

hình kể từ khi truyền hình kĩ thuật số và

mạng xã hội bùng nổ. Các kênh truyền

hình đã tha hồ hưởng lợi từ tiền quảng cáo,

điển hình, CNN tính giá hơn 55 ngàn USD

(tương đương 1,2 tỉ VNĐ) cho 30 giây

quảng cáo và các gói quảng cáo trị giá từ

800 ngàn USD (khoảng 17,8 tỉ VNĐ) đến

1 triệu USD (khoảng 22,3 tỉ VNĐ) cho các

cuộc tranh luận tiếp vào đêm bầu cử.

Việc ông Donald Trump đắc cử không

chỉ ảnh hưởng đến nền chính trị toàn cầu

hay đe dọa đến các hiệp định thương mại

quốc tế, nó còn có khả năng gây ra những

ảnh hưởng tiềm ẩn đối với lĩnh vực truyền

thông mà đặc biệt là truyền hình. Ngay từ

khi tranh cử, ông đã tỏ rõ thái độ không

nhất trí với việc thâu tóm truyền thông và

đã từng có lần nói rằng, nếu trở thành Tổng

thống, ông sẽ không tán thành thương vụ

mua bán thế kỉ giữa hãng viễn thông AT&T

và Time Warner, đồng thời sẽ phá tan việc

Comcast sở hữu NBC News. Hiện tại,

Comcast đã mua 51% cổ phần của NBC

Universal từ năm 2011 và phần lớn còn lại

từ năm 2013.

“Việc AT&T mua lại Time Warner sẽ

dẫn đến việc tập trung quyền lực vào trong

tay một số ít người, điều này sẽ gây nhiều

tác động không hay đối với nền kinh tế

nước Mỹ” - ông Trump từng bình luận

trong quá trình tranh cử. Giám đốc tài

chính AT&T - ông John Stephen cho biết,

hãng sẽ ngồi lại cùng ông Trump để thuyết

phục sự ủng hộ tuyệt đối của ông trong một

ngày không xa. Stephen tự tin rằng, chính

sách kinh tế với mục tiêu “Đưa nước Mỹ

vững mạnh trở lại” của ông Donald Trump

hoàn toàn phù hợp với thương vụ thâu tóm

này. “Trong 5 năm tới, chúng tôi tự tin sẽ

tạo nền tảng vững chắc để phát triển cả

viễn thông và truyền hình khi nâng cấp lên

băng thông rộng 5G”.

Ngoài ra, chiến thắng của ông Donald

Trump còn làm dấy lên tin đồn sẽ thành

lập kênh truyền hình riêng mang tên ông:

Trump TV. Tuy nhiên, hiện tại ông Trump

vẫn chưa có thêm bất kì bình luận nào về

vấn đề này.

Diệp Chi

(Theo Washingtonpost, Advertising Age)

Gia đình của ông Donald Trump