tưởng Sao la đã không còn tồn tại. Theo
WWF, việc tìm thấy Sao la được coi là
phát hiện mới đầu tiên và duy nhất về
một loài động vật có vú kích thước lớn
trong vòng hơn 50 năm trở lại đây.
Những hình ảnh về chú Sao la mới
được phát hiện đã đem lại cho giới
nghiên cứu sinh vật học Việt Nam niềm
vui lớn khi biết loài động vật quý hiếm
này vẫn còn tồn tại trong tự nhiên.
Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc
quỹ WWF tại Việt Nam cho biết: “Lần
đầu tiên quan sát những hình ảnh này,
chúng tôi đã không thể tin vào mắt
mình. Sao la được những nhà bảo tồn
thiên nhiên ở Đông Nam Á coi như báu
vật, vì vậy, chúng tôi vô cùng hạnh
phúc. Đây là một phát hiện mang tính
đột phá, đem lại hi vọng cho việc gia
tăng số lượng loài động vật này”.
Bảo tồn và phát triển Sao la
Theo số liệu nghiên cứu của WWF,
Việt Nam chỉ còn khoảng vài trăm cá
thể Sao la, phân bố rải rác trong các
khu rừng rậm. Tại khu vực gần biên giới
Việt Nam - Lào, có thể có vài chục chú
Sao la đang sinh sống. Tuy nhiên, loài
thú quý hiếm này đang phải đối mặt với
những mối đe dọa do mất sinh cảnh
sống và suy giảm về số lượng loài do
nạn săn bắt hoặc có thể bị dính bẫy săn
các con vật khác như: hươu, nai, lợn
rừng... để lấy thịt.
Được coi là một loài biểu tượng cho
công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
cũng như là niềm tự hào của giá trị sinh
học vùng Đông Dương, Việt Nam đã
lên kế hoạch bảo tồn loài động vật quý
hiếm này bằng những hành động thiết
thực. Ngày ngày, kiểm lâm ở gần biên
giới Việt Nam - Lào đều vào rừng gỡ
những chiếc bẫy mà thợ săn đặt trộm
để giảm thiểu nguy hiểm có thể xảy đến
cho loài động vật quý hiếm này. Bên
cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam đã phê duyệt dự án thành lập
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la
năm 2011.
Với tổng nguồn vốn đầu tư gần 50 tỉ
đồng từ nhiều nguồn vốn trong và ngoài
nước, tổng diện tích tự nhiên khu bảo
tồn hơn 15.800 ha gồm 22 tiểu khu.
Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng
Nam bao gồm phạm vi rừng và đất
rừng của các xã Bhalee, A Vương
huyện Tây Giang và các xã Sông Kôn,
Tàlu huyện Đông Giang. Nhiệm vụ của
khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la là
bảo tồn loài và sinh cảnh của chúng
cũng như những giá trị đa dạng sinh
học tại một trong những khu vực ưu tiên
hàng đầu ở Việt Nam. Cụ thể là bảo vệ
và phục hồi Sao la; duy trì số lượng cá
thể với mục tiêu ổn định số lượng đàn và
cá thể trong giai đoạn trước mắt; phục
hồi và phát triển số lượng cá thể Sao la
một cách bền vững; bảo vệ, phục hồi và
phát triển sinh cảnh rừng. Bảo vệ các
kiểu thảm thực vật rừng là môi trường
sống quan trọng của loài Sao la trong
khu vực; bảo vệ và phục hồi các giá trị
đa dạng sinh học nhằm duy trì các mối
quan hệ sinh học giữa Sao la và các
loài động thực vật khác một cách ổn
định và bền vững.
Không chỉ vậy, khu bảo tồn cũng
nhằm duy trì chức năng phòng hộ đầu
nguồn của lưu vực các sông suối trong
khu vực, góp phần phòng hộ cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thủy điện, đồng thời nâng cao nhận
thức của người dân trong vùng đệm,
các vùng lân cận về bảo tồn loài Sao la
nói riêng cũng như bảo tồn thiên nhiên
và bảo vệ môi trường nói chung. Khu
bảo tồn sẽ góp phần hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội vùng đệm nhằm thu hút
người dân tham gia bảo vệ Sao la và
bảo vệ đa dạng sinh học, giảm dần sức
ép của vùng đệm đối với sinh cảnh của
Sao la. Với những hành động nhanh
chóng, thiết thực, trong tương lai, loài
Sao la sẽ không còn là một động vật bí
ẩn với nhiều dấu chấm hỏi đối với các
nhà khoa học Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung.
Hoa Lê
Truyền hình
-
41