Background Image
Previous Page  39 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 39 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

39

tạo ra các chương trình giải trí ăn khách

cả trên phát thanh và truyền hình, trong

khi đó, mức chi trả thù lao cho đội ngũ

sản xuất được cho là vẫn chưa công

bằng. Bên cạnh đó, làn sóng kĩ thuật số

đã khiến BBC thay đổi cách thức phát

triển, chú trọng hơn vào hình thức xem

truyền hình mọi lúc, mọi nơi. Cuối năm

2006, BBC nhận Hiến chương 10 năm

của Hoàng gia, trong đó ghi rõ những

gì mà người trả thuế truyền thông mong

chờ ở một thế giới hoàn toàn kĩ thuật số.

Hàng loạt các dịch vụ kĩ thuật số đã ra

đời vì lí do đó: Freesat, dịch vụ xem tự

do qua vệ tinh trên toàn quốc với ITV -

cung cấp đến 200 kênh gồm nhiều

chương trình phát sóng rõ nét là một ví

dụ điển hình. Song song với các dịch vụ

khác như: iPlayer, dịch vụ tiếp sóng

Internet liên tục trong 7 ngày, dịch vụ

nghe lại và podcast của Đài Phát thanh

BBC cũng đã thu hút được hàng triệu

người thường xuyên lên mạng…

Không thể phủ nhận, những năm

gần đây, việc đổi hướng phát triển đã

giúp BBC sản xuất nhiều chương trình

hay hơn. Những cái tên như:

Doctor

Who, Top Gear, In Our Time, Today,

Strictly, Poldark, Cash in the Attic,

Horizon

… đã trở thành những sản phẩm

giải trí tiêu biểu của hãng. Tuy

nhiên, theo ông Whittingdale, với

tư cách là một thể chế công cộng

BBC không nên hoạt động giống

như một tập đoàn tư nhân, cố

gắng tăng ratings bằng mọi cách.

Trong bản báo cáo, ông John

Whittingdale có đưa ra cách giải

quyết vấn đề tài chính cho BBC

hiện nay, bao gồm chi phí đầu vào, đầu

ra và việc thiết lập lại cơ chế quản lí bộ

máy, thay thế BBC Trust (một cơ quan

đặt ra những mục tiêu cho BBC giúp

bảo vệ hãng trước những áp lực chính

trị - thương mại cũng như báo cáo hoạt

động của hãng hàng năm đến Quốc

hội và những người trả thuế truyền

thông).

Một ý kiến khác trong “cuốn sách

xanh” đề nghị, phần cơ bản của BBC

nên được miễn phí, chỉ thu phí với phần

kênh cao cấp. Điều này đã tạo ra một

cuộc tranh cãi về việc BBC có nên bao

phí xem truyền hình (cao cấp) cho

những công dân trên 75 tuổi. Phần tiền

này sẽ do Chính phủ chịu trách nhiệm

và như vậy, khoản tiền chi trả hằng năm

sẽ tương đương khoảng 750 triệu Bảng

Anh (1,1 tỉ USD), có thể dẫn đến việc

Chính phủ cắt giảm ngân sách đầu tư

cho BBC từ 10 - 15%. Đây là một

khoản tiền không nhỏ với cỗ máy

khổng lồ có khoảng 19 ngàn nhân

viên và nguồn chi ngân sách cho

hoạt động hằng năm là 4,8 tỉ

Bảng Anh (tương đương 7,5 tỉ

USD) như BBC.

Rất nhiều cuộc tranh cãi đã diễn

ra. Bản thân ông Tony Hall, Giám

đốc điều hành Hãng BBC tỏ ra khá

đồng tình với đề nghị trên, mặc dù

ông Hall bị chỉ trích đã nhượng bộ

Chính phủ khi tiếp nhận quá nhiều ngân

sách từ Chính phủ và không kiểm soát

được việc chi tiêu của hãng với những

nhân sự quá tuổi. Trước kia, hãng BBC

được khuyến khích tăng nguồn thu bổ

sung từ việc khai thác các chương trình

do Chính phủ tài trợ. Kênh BBC

Worldwide là một sản phẩm tiêu biểu

theo tiêu chí kinh doanh này. Ngoài việc

bán chương trình và thời lượng phát

sóng, BBC Worldwide cũng là hãng

truyền thông quốc tế số một nước Anh

với 18 kênh, trong đó có BBC Mỹ. Tuy

nhiên, gần đây Chính phủ thường

xuyên phê phán BBC Worldwide đã

hoạt động không hiệu quả nhưng ông

Tony Hall không đồng tình và cho rằng,

nó đã đem lại doanh thu 226.5 triệu

USD (354 triệu USD) cho hãng trong

năm 2014.

BBC đang đứng trước những bước

ngoặt lớn, tuy nhiên, báo chí nước Anh

cho rằng, thương hiệu BBC luôn là

niềm ghen tị của cả thế giới truyền

thông và một sự cải tổ không đúng

cách có thể dẫn đến sự biến mất của

thương hiệu BBC.

Diệp Chi

(Theo The Guardian)

Ông John Whittingdale

Trụ sở của BBC

Doctor Who - bộ phim truyền hình

tiêu biểu của BBC