B
ảo vệ động vật hoang dã
Một phát hiện đột phá
Sao la là loài thú còn lại từ thời Cổ
đại, cũng là một trong những loài động
vật quý hiếm nhất trên hành tinh. Là một
loài động vật khá nhút nhát, dù ăn thực
vật nhưng chúng không bao giờ dám lại
gần các cánh đồng của nông dân hoặc
xuất hiện gần các ngôi làng. Sau khi
giới khoa học phát hiện ra sự tồn tại của
Sao la, nó vẫn là loài động vật bí ẩn,
khó tiếp cận để nghiên cứu.
Trước đây, những con Sao la được
nuôi nhốt đều chết sau khoảng vài
tháng khiến các nhà khoa học cho rằng
loài động vật này không thể sống trong
điều kiện nuôi nhốt.
Sao la có chiều dài khoảng từ 1,3
đến 1,5m, cao 0,9m, trọng lượng
khoảng 100 kg, có bộ lông màu nâu
sẫm, sừng dài và mảnh dẻ hướng thẳng
về phía sau dài đến 51cm. Sao la được
mệnh danh là Kì lân châu Á, một trong
những loài thú quý hiếm nhất thế giới chỉ
sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh
thuộc Trung Trường Sơn - Việt Nam và
Nam Lào.
Sao la được các nhà khoa học thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn cùng Quỹ bảo tồn động vật hoang
dã thế giới (WWF) phát hiện lần đầu
tiên vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia
Vũ Quang, Hà Tĩnh, gần biên giới
Việt - Lào. Việc khám phá ra loài thú họ
bò sừng dài này được coi là một sự kiện
có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa
học vì chỉ có 5 loài thú lớn được phát
hiện trong suốt 100 năm trước đó. Đây
cũng là một trong những phát hiện
quan trọng về động vật trong thế kỉ 20.
Ngày 07/09/2013, camera
do WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Quảng Nam lắp đặt tại một khu vực
hẻo lánh thuộc dãy Trường Sơn đã ghi
lại hình ảnh một con Sao la đang di
chuyển dọc con suối trong một thung
lũng nhỏ. Loài động vật có sừng đang
rơi vào nguy cơ tuyệt chủng này được
nhìn thấy trong tự nhiên sau 15 năm
biến mất không dấu vết khiến người ta
Sao la là loài động vật bí ẩn bậc nhất thế giới được mệnh danh là Kì lân
châu Á đang có nguy cơ tuyệt chủng trước khi giới khoa học có cơ hội tìm
hiểu kĩ hơn về nó. Việc phát hiện Sao la ở Việt Nam đã làm sống lại triển
vọng về bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Sao la
40
-
Truyền hình
Thông điệp
Không buôn bán, tiêu thụ động
vật hoang dã nguy cấp và sản
phẩm của chúng. Hãy thông báo
cho Cục cảnh sát PCTP Môi
trường theo số 06945227 khi
phát hiện ĐVHD bị buôn bán.
kì lân
châu á