38
-
Truyền hình
C
ách đây hai năm, hãng truyền
hình hàng đầu nước Anh BBC
từng mất uy tín nghiêm trọng
khi chương trình Newsnight
phát sóng một phóng sự về vụ xâm hại
tình dục trẻ em, đưa ra thông tin sai lệch
về cựu quan chức Đảng Bảo thủ Alistair
McAlpine, khiến hãng phải bồi thường
185 ngàn bảng Anh (294 ngàn USD),
đồng thời dẫn đến việc Tổng Giám đốc
điều hành George Entwistle phải từ chức
vì danh dự. Bên cạnh những vết nhơ
khó gột bởi hàng loạt vụ bê bối tình dục
bị phanh phui, danh tiếng của hãng
truyền hình lâu đời nhất nước Anh gần
như bị tổn thương và hoen ố nặng nề.
Gần đây nhất, BBC lại tiếp tục mắc phải
sai lầm tương tự khi đưa tin không
chuẩn xác liên quan đến cuộc tổng
tuyển cử tại Anh hồi tháng 5 vừa qua.
Sau cuộc tổng tuyển cử, các quan
chức cấp cao của Đảng Bảo thủ cầm
quyền của Anh cáo buộc BBC đã thiên
vị cánh tả trong khi đưa tin về sự kiện
quan trọng này. Chiến thắng của Đảng
Bảo thủ với 331 ghế trong Hạ viện,
nhiều hơn 24 ghế so với năm 2010 đã
giúp Thủ tướng David Cameron có thể
đứng ra thành lập chính phủ mà không
phải liên minh với các đảng khác. Trong
niềm vui chiến thắng, ông Cameron
cũng không quên “xử lí” sai phạm của
BBC trong cuộc tổng tuyển cử. Trên
nguyên tắc, về mặt chính trị, BBC độc
lập về hiến pháp và không được thiên vị
trong bất kì bài báo hay nội dung nào.
Tờ Daily Telegraph dẫn lời Nick
Robinson, biên tập viên chính trị của
BBC cho biết, Thủ tướng Anh David
Cameron đã cảnh báo sẽ “đóng cửa”
BBC. Mặc dù, theo ông Nick Robinson,
lời đe dọa trên của Thủ tướng đã gây
sức ép cho BBC, làm gia tăng mối lo
lắng trong đội ngũ nhân viên của tập
đoàn, song ông Cameron sẽ khó liều
lĩnh tới mức thực thi lời đe dọa trên.
Sau thắng lợi bầu cử, Thủ tướng
Cameron đã bổ nhiệm ông John
Whittingdale vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Truyền thông và Thể thao. Kế
hoạch cải tổ hãng BBC một cách quy
mô được Đảng Bảo thủ nhắm tới. Vừa
qua, Bộ trưởng John Whittingdale đã
gửi lên Quốc hội một “cuốn sách
xanh”, được xem như một bản nghiên
cứu và báo cáo toàn diện về tương lai
của BBC, trong đó ông kiến nghị hãng
truyền hình này nên thu gọn bộ máy,
giảm chi phí sản xuất về mức độ cạnh
tranh với các tờ báo viết cũng như các
kênh truyền hình tư nhân khác. Mục
đích mà ông Whittingdale đưa ra là tái
xây dựng BBC thành một tập đoàn
truyền thông hoạt động thực sự hiệu
quả. “Đứng trước nhiều sự lựa chọn về
cách duy trì hoạt động của BBC, các
nhà quản lí phải xác định rõ ràng mục
tiêu trọng điểm trong những năm tiếp
theo trở thành một kênh truyền hình
phổ biến trong mọi gia đình hay là
thực hiện nhiệm vụ chính trị?” - ông
Whittingdale đề cập trong bản báo
cáo lên Quốc hội.
Như vậy, cuộc cải tổ sắp tới của BBC
được cho là không chỉ liên quan đến
lĩnh vực truyền thông mà còn mang cả
màu sắc chính trị. Hãng BBC đã có hơn
90 năm tuổi đời và là một hãng truyền
hình được hỗ trợ bởi nguồn ngân sách
Chính phủ Anh, với giá trị cốt lõi là
nhiệm vụ thông tin, giáo dục và giải trí.
Trải qua gần một thế kỉ hình thành và
phát triển, tiêu chí ban đầu của BBC
hiện nay đã có phần thay đổi ít nhiều.
Hiện nay, hãng chú trọng phát triển tin
tức online để cạnh tranh với báo mạng,
chạy đua với các công ti tư nhân nhằm
H
ồ sơ truyền hình
BBC
trước cơn
chính biến
Sau nhiều biến cố lớn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thương
hiệu và uy tín trong vài năm gần
đây, giờ đây, BBC - hãng truyền
hình lớn nhất nước Anh đang có
khả năng đứng trước một cuộc
“chính biến” mới dưới bàn tay
của các chính trị gia.