6
-
Truyền hình
Đ
iểm nhấn
Từ một cách tiếp cận
...
(Tiếp theo trang 5)
- Để thực hiện chương trình này,
chúng tôi đã có hàng tháng nghiên
cứu, đọc lại rất nhiều tác phẩm, công
trình nghiên cứu về Điện Biên Phủ của
cả hai phía Việt Nam và Pháp để có
kiến thức và nhìn nhận cơ bản về sự
kiện này.
Tuy nhiên, điều bất ngờ lại nằm
ngoài sách vở. Chương trình
Điện Biên
Phủ
- Kí ức và lịch sử
không có kịch bản
ấn định trước. Tên gọi của nó cùng ý
tưởng chủ đạo đến với chúng tôi trong
quá trình thực hiện.
Nguồn gốc của ý tưởng chợt đến
khi tôi tham dự một diễn đàn tổ chức
tại Hà Nội có sự tham gia của ông
Alain J Le Maitre, Giáo sư Sử học hiện
đại của Trường Đại học Haute Alsace,
Mulhouse - Pháp. Tôi rất ấn tượng với
một câu nói của ông: “Kí ức là quyền
của mỗi con người và lịch sử là nghĩa vụ,
hãy tôn trọng kí ức của các nhân chứng,
dù ở bên thắng hay bên thua, họ có
quyền được nhớ lại và chúng ta có
quyền được biết. Còn các nhà sử học,
họ viết sử, trách nhiệm của họ là cùng
các nhân chứng tiếp tục lí giải các vấn
đề lịch sử bằng các nghiên cứu và phân
tích. Công việc này là không ngừng
nghỉ, bởi những diễn biến trong quá
khứ, đặc biệt trong lịch sử chiến tranh là
bất tận. Kí ức và lịch sử là hai yếu tố gắn
chặt với nhau như vậy, nó giúp chúng ta
hiểu quá khứ một cách khách quan”.
Ý tưởng đó đã được triển khai ra
sao, thưa chị?
-
Chính với cách tiếp cận sự kiện Điện
Biên Phủ ở hai góc độ mà chúng tôi đã
triển khai một cách rất tự nhiên từ những
câu chuyện của chiến thắng cho tới góc
khuất sau cuộc chiến, đó là câu hỏi về
vấn đề tù binh Pháp vốn vẫn cộm lên
trong kí ức của các cựu chiến binh Pháp
sau 60 năm. Chương trình đã tìm được
hướng hóa giải góc khuất bằng những
yếu tố rất nhân văn trong các câu
chuyện của nhân chứng. Những điều
cho tới nay ít được nhắc tới. Tôi cho
rằng, tạo nên sự thành công của chương
trình chính là sự tự nhiên trong câu
chuyện của các nhân chứng từ hai phía
và quan điểm đa chiều của các nhà sử
học, không có sự gò ép và khiên cưỡng
về ý tưởng trong một đề tài lịch sử..
Bí quyết tìm kiếm ý tưởng đặc biệt
Chúng tôi nghĩ rằng,
đây là một
kịch bản được lập trình kĩ với những thông
tin đáng giá như các lá thư của lính Pháp,
ý kiến của chuyên gia đến từ các nước:
Nga, Trung Quốc, Pháp, câu chuyện của
các hàng binh Maroc coi Việt Nam là quê
hương thứ hai… tất cả đã đảm bảo cho
sự thành công của
Điện Biên Phủ - Kí ức
và
lịch sử
. Tuy nhiên, điểm nhấn vẫn là
nhân vật giao lưu với những kí ức vô
cùng sinh động về cuộc chiến. Việc lựa
chọn nhân vật chắc cũng rất công phu?
- Với tôi, việc tìm được nhân vật để
tạo nên sự thành công cho chương trình
là điều may mắn. Qua giới thiệu và qua
theo dõi tin tức vào dịp kỉ niệm 60 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi đã
tìm gặp hai cựu chiến binh, Đại tá nhà
báo Phạm Phú Bằng và Đại tá Phạm
Xuân Phương. Gặp được nhân chứng
nhưng câu chuyện và chi tiết hay nhất
chỉ tới qua rất nhiều lần gặp gỡ và trò
chuyện với các ông. Đôi khi, ý tưởng đặc
biệt chỉ tới từ một câu nói, một xúc cảm
từ dòng kí ức mà các ông kể lại. Chương
trình dài 1 giờ đồng hồ này không có
một tiết mục ca nhạc nào, chúng tôi
dành riêng một clip cho giai điệu vĩ cầm
trên nghĩa trang đồi Độc Lập, điều này
xuất phát từ chuyện kể của Đại tá Phạm
Phú Bằng, về giai điệu vĩ cầm ám ảnh
tâm trí ông trước một trận đánh hay câu
Ê kíp phóng viên VTV4 nhận giải A và giải C - Giải Báo chí Quốc gia 2014
Phóng viên Việt Nữ phỏng vấn
nhân chứng Trung Quốc
Nhà báo Phương Hà phỏng vấn
Đại tá Phạm Phú Bằng