44
-
Truyền hình
B
ảo vệ động vật hoang dã
Sự đa dạng của sinh vật biển
Vườn quốc gia Côn Đảo có diện tích
gần 20.000 ha, thì diện tích hợp phần
bảo tồn biển chiếm tới 2/3 (gần 14.000
ha). Chính bởi yếu tố này mà hệ động
thực vật đặc trưng của Vườn quốc gia
Côn Đảo chính là các loại sinh vật biển.
Theo Viện Hải dương học Nha Trang và
Hải Phòng thì vùng biển Côn Đảo có sự
giàu có về mật độ và phong phú về loài
sinh vật bậc nhất Việt Nam. Các cuộc
khảo sát về sinh vật biển gần đây ở Côn
Đảo, các chuyên gia hàng đầu thế giới
về chuyên ngành luôn tìm ra các loài
sinh vật mới cho thế giới và Việt Nam. Hệ
động thực vật đặc trưng của Vườn quốc
gia Côn Đảo là các loại sinh vật biển,
trong đó đặc sắc nhất là hệ san hô và
loài rùa biển. Hệ sinh thái san hô phát
triển rất mạnh ở vùng bao quanh Vườn
quốc gia Côn Đảo, với 342 loài, 61
giống, 17 họ. Có thể nói, thành phần
loài khu hệ san hô Côn Đảo phong phú
và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt
Nam. Đối với hệ sinh thái cỏ biển, qua
khảo sát nghiên cứu vùng biển Côn Đảo
có tới 11 loài, chiếm 84,61% tổng số
loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13
loài), nhiều hơn của Singapore 4 loài và
nhiều hơn Brunei 6 loài. Do Côn Đảo là
một vùng đảo tương đối xa bờ, nên
hoạt động của con người chưa làm biến
đổi lớn tính tự nhiên của các hệ sinh thái
biển. Rạn san hô ở đây còn giữ được
những đặc tính đặc trưng cho vùng
biển. Các nghiên cứu cho thấy, san hô
có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong
số rạn san hô nghiên cứu, có đến
74,2% san hô đạt độ phủ cao, chỉ có
2,8% thuộc loại phủ thấp. Mật độ cá
rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt
trung bình 400 con/m
2
. Đây là giá trị
rất cao so với các vùng biển ven bờ khác
ở Việt Nam.
Nơi đây là bãi đẻ trứng của một số
loài rùa biển. Rùa biển ở Côn Đảo có 2
loài với số lượng lớn đang sinh sống và
lên đẻ hàng năm ở Vườn Quốc gia Côn
Đảo là vích và đồi mồi. Ngoài ra, vùng
biển Côn Đảo còn là sinh cảnh kiếm ăn
của loài Rùa da, Quản đồng. Với 14
bãi đẻ của rùa biển, hàng năm về Côn
Đảo làm tổ với số lượng khoảng 300 cá
thể rùa mẹ, đây là quần thể rùa được
đánh giá chiếm 70 - 80% số rùa biển
làm tổ/năm ở toàn vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra, vùng biển Côn Đảo còn có sự
đa dạng của bò sát và thú biển. Về thú
biển, vùng biển Côn Đảo thường xuất
hiện 3 loài thú: Delphin mõm dài, cá voi
xanh và bò biển (Dugong dugon). Bò
biển là loài thú biển ăn thực vật lớn nhất
còn tồn tại và được thế giới đặc biệt
quan tâm, hiện nay chỉ còn thấy ở Côn
Đảo và Phú Quốc. Bò biển là loài đã tồn
tại từ lâu ở Côn Đảo nhưng đến năm
1995 mới được phát hiện. Hiện nay bò
biển là đối tượng được quan tâm bảo vệ
trên phạm vi toàn cầu. Chính sự tồn tại
và phát triển của hệ sinh thái cỏ biển có
vài trò quan trọng là nguồn thức ăn
chính của bò biển. Theo thống kê, vùng
Cuối năm 2014, Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là Khu đất ngập nước
quan trọng (Gọi tắt là khu Ramsar) thứ 2.203 của thế giới, là Khu Ramsar thứ 6
và cũng là Khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Sự đa dạng sinh học của
Vườn quốc gia Côn Đảo mang một ý nghĩ quan trọng về bảo tồn thiên nhiên
biển ở Việt Nam.
Sự độc đáo của khu Ramsar biển
đầu tiên Việt Nam
San hô ở Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo
Thông điệp
Không buôn bán, tiêu thụ động
vật hoang dã nguy cấp và sản
phẩm của chúng. Hãy thông báo
cho Cục cảnh sát PCTP Môi
trường theo số 06945227 khi
phát hiện ĐVHD bị buôn bán.