nền, phong cách của cá nhân mình.
Chính những điều đó lại đem đến cho
tôi nhiều trải nghiệm thú vị.
Nhưng phảng phất vẫn thấy có
không khí của tờ An ninh thế giới cuối
tháng trong các ấn phẩm anh đang
làm?
Bạn nhầm rồi. Đó là không khí của
tôi chứ không phải không khí An ninh
thế giới cuối tháng. Trước tôi làm ở An
ninh thế giới cuối tháng, cái không khí
đó xuất hiện thì giờ tôi sang Đại đoàn
kết, “cái chất” đó cũng sang theo thôi.
Điều này là rất đáng mừng. Bởi ở tờ
báo cũ sẽ có những đội ngũ mới lên
làm, dần dần cái không khí cũ sẽ mất
đi để nhường cho không khí mới, dấu
ấn mới. Điều đó là rất bình thường mà.
Nhưng nói gì thì nói, một thời gian
rất dài, tên của anh, dấu ấn của anh đã
gắn với những ấn phẩm báo Công an
nhân dân và An ninh thế giới cuối tháng.
Xin được hỏi, khi bước sang một con
đường rất mới này, anh có khi nào thấy
hụt hẫng?
Làm báo bao nhiêu năm, tôi may
mắn được trải qua tất cả các vị trí của
một người làm nghề. Từ anh Trung úy
quân đội làm cộng tác viên cho tờ
Quân đội nhân dân rồi tới phóng viên,
Phó tổng biên tập báo Công an nhân
dân. Chỉ duy nhất một công việc tôi
chưa được làm là Tổng biên tập.
Trong cuộc thi tuyển vị trí Tổng biên
tập cho Đại đoàn kết tôi cũng chia sẻ
điều này rất rõ ràng. Tôi muốn mình
có thêm những trải nghiệm. Hoàn toàn
không phải ham quyền, ham chức gì.
Vì chỉ ở vị trí này, mình mới tập trung
được cao nhất sự vui thú và trách
nhiệm của người làm báo. Tôi rất tâm
đắc một câu hát của nhà thơ Nga
Vladimir Vysotsky: “Tuyệt hơn núi chỉ là
những đỉnh núi ta từng chưa hề lên”.
Làm quản lí rồi sẽ phải khác, anh
phải làm những việc không liên
quan đến chuyên môn. Điều
này sẽ ảnh hưởng tới
niềm yêu thích “đếm
chữ” của anh, đến
công việc viết
lách anh hằng
yêu thích. Bản
thân anh nghĩ
như thế nào về
nghề Tổng biên
tập, một nghề mà
các anh từng tổ
chức hẳn một chuyên
đề để thảo luận về nó?
Ở mỗi một giai đoạn,
người ta thèm một cảm giác mới. Làm
gì và ở cương vị nào thì tôi vẫn là người
viết báo. Làm Tổng biên tập tôi sẽ có
cách viết riêng của mình, thỏa sức sáng
tạo những ý tưởng vì mình là người chịu
trách nhiệm cao nhất ở tờ báo. Đừng ai
nghĩ rằng một nhà thơ thì sẽ không làm
được một Tổng biên tập giỏi. Đúng là có
bước vào việc mới biết, công việc đứng
đầu một tờ báo đưa lại cho mình nhiều
khó khăn nhưng khó khăn đi cùng với
sự thích thú. Mỗi lần một tờ báo được
phát hành là tôi lại một lần khoái cảm.
Đó là khoái cảm cùng con chữ, khoái
cảm được giao lưu cùng độc giả. Tôi
không cầu lợi danh. Tôi cũng quan
niệm rằng, lợi danh không bao giờ
cưỡng cầu, cứ đam mê hết mình đôi khi
điều đó lại đến. Đến thời điểm này,
tôi vẫn còn đầy hào hứng
và sự say nghề. Say
như một cậu trai trẻ
mới chập chững
vào nghề vậy.
Tôi từng
rất ngưỡng mộ
cách thể hiện
các bài phỏng
vấn của anh.
Một thời nó gần
như tạo được
thương hiệu “phỏng
vấn kiểu Hồng Thanh
Quang”. Phỏng vấn rất dài,
thậm chí người hỏi còn nói nhiều hơn
người trả lời. Thời đó (và bây giờ cũng
vậy), anh nghĩ sao khi làm những bài
phỏng vấn dạng đó?
Cách phỏng vấn ấy tôi đã từng
manh nha, từng trăn trở từ những năm
90 của thế kỉ trước. Nhưng thời đó có
nhiều người phản đối, thậm chí là
những người nhiều tuổi hơn tôi. Phỏng
vấn là dạng dễ làm nhưng làm hay lại
rất khó. Tôi muốn mỗi cuộc phỏng vấn
là khiến cho người được hỏi nói những
điều mà khi ngồi với ai khác họ không
nói được và họ giúp mình nghĩ được
những câu hỏi mà ngồi với người khác
mình không nghĩ ra được. Mỗi cuộc
phỏng vấn phải là một cuộc chiến đấu
vô tiền khoáng hậu, không ai có thể tạo
ra được, ngoài mình. Chính vì vậy, cuộc
phỏng vấn thành công phụ thuộc vào
vẫn say như...
(Tiếp theo trang 39)
40
-
Truyền hình
Đ
ối thoại