23
dệt vải quê ở Hà Tĩnh. Nét đẹp e ấp của
cô trinh nữ làm nhạc sĩ mất ăn mất ngủ.
Lần này, nhạc sĩ bạo hơn, thường xuyên
đến nhà cô gái dệt vải để trò chuyện.
Thời trai trẻ, nhạc sĩ có ngoại hình thư
sinh, trắng trẻo, lại có một trái tim chân
thành nên được rất nhiều cô gái mến
mộ. Đối với cô gái này, nhạc sĩ hết lòng
quan tâm, đổi lại, cô ấy chỉ mỉm cười
mà không nói gì. Ông cứ nghĩ rằng cô
ấy không ưa mình nên im lặng, sau một
thời gian dài theo đuổi mà không thấy
có kết quả, nhạc sĩ không đến tìm cô
nữa. Phải đến 20 năm sau, có một người
bạn tìm đến trách nhạc sĩ đã làm cho cô
gái ấy chờ đợi rất lâu, ai hỏi cô ấy cũng
nói có chồng đang ở nơi xa. Nhạc sĩ tâm
sự: “Khi ấy, tôi ân hận lắm. Cô ấy không
nói gì, có nghĩa là đã ngầm đồng ý, vậy
mà tôi không hiểu ra, lại trách nhầm
cô ấy. Nếu lúc đó cô ấy mở lòng hơn,
hoặc tôi tinh ý hơn, thì tôi đã có được
người mình yêu rồi”. Thương cô gái ấy
vì mình mà lỡ mất tuổi xuân, nhạc sĩ
viết nên bài hát:
Một khúc tâm tình của
người Hà Tĩnh
cùng những lời ca tha
thiết:
Ai hôm nay ra khơi buông lưới,
mà nhìn chi mãi con tàu vào bờ? Nhìn
bến cảng lại nhớ ngày xưa. Thương con
đò cắm con sào đứng đợi
…
Nỗi đau mất hai người vợ
Năm 26 tuổi, nhạc sĩ yêu và kết hôn
với một người phụ nữ rất đẹp. Ông tủm
tỉm cười: “Thời trẻ, tôi trông bảnh trai
nên cũng đào hoa. Với tôi, phụ nữ ai
cũng đẹp hết, những cô người yêu của
tôi đều là hoa khôi cả”. Nhạc sĩ hết mực
thương yêu, chiều chuộng vợ mình, yêu
đến quên cả sáng tác nhạc. Tuy vậy, vợ
ông đột ngột qua đời vài tháng sau khi
sinh cho ông cô con gái đầu lòng. Nỗi
đau quá lớn khiến ông “chết” một thời
gian dài.
Tưởng rằng trái tim đã trở nên băng
giá, cho đến khi ông gặp được nghệ sĩ
Bạch Lê qua lời giới thiệu của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Thương. Trái tim nhạc sĩ
thổn thức trước vẻ đẹp mặn mà, đằm
thắm của bà Bạch Lê, dù rằng khi đó
bà đã có 4 người con riêng. Hai người
nhanh chóng kết hôn với nhau. Vài
năm sau, nhạc sĩ được làm cha lần thứ
hai. Chứng kiến cảnh cô con gái xinh
như thiên thần được sinh ra giữa thời
chiến, ông viết nên ca khúc
Mẹ yêu
con
: “Mẹ thương con có hay chăng.
Thương từ khi thai nghén trong lòng.
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng. Chín
tháng so chín năm, gian khó tính khôn
cùng…” Nhạc sĩ chia sẻ, người vợ thứ
hai dành cho ông một thứ tình cảm rất
hời hợt vì bị nỗi lo cơm áo đè nặng
khiến trái tim bà quên mất cách yêu
thương, nhưng ông vẫn toàn tâm toàn ý
với vợ con.
Sau này về già, con gái lớn lấy chồng
bên Đức, đến ngày con sinh nở, bà Bạch
Lê sắp xếp đồ đạc lên đường sang Đức
thăm con cháu. Có một thứ linh cảm
khiến ông nghĩ rằng bà sẽ đi luôn không
về nữa. Ông chính thức rơi vào cảnh già
cô quạnh từ đó. Thương nhớ người vợ
của mình, nhạc sĩ viết bài hát
Con sáo
sang sông
: “Ai đưa con sáo sang sông,
để cho con sáo sổ lồng bay xa. Ở đây
còn lại một mình ta… Sổ lồng thì sáo cứ
bay, đừng quên công của bấy nay ta xây
lồng…”. Vừa lẩm nhẩm bài hát, nước
mắt người nhạc sĩ già lại rơi xuống, ông
thổn thức: “Khi bà Bạch Lê bỏ đi, tôi
vì thương nhớ vợ mà lâm vào cảnh ốm
đau, rồi bị tai biến, đi lại phải có người
dìu. Một thời gian sau khi tôi hoàn thành
ca khúc
Con sáo sang sông
, bà Bạch Lê
đã quay về với tôi, có lẽ đã vô tình nghe
được bài hát đó. Tuy nhiên, bà về được
vài năm thì qua đời. Tôi sống một mình
từ đó đến nay đã hơn 10 năm, cô quạnh
lắm, giờ đây tôi chẳng còn ai để thương
yêu nữa cả”.
Từng giọt nước mắt của nhạc sĩ rơi
xuống, giọng ông run run, nói không
nên lời. Trải qua thời trai trẻ đào hoa,
sống và yêu hết mình, có lẽ chẳng bao
giờ ông nghĩ đến cuối đời có lúc hiu
quạnh như thế. Những mối tình dang
dở trôi qua chóng vánh nhưng với nhạc
sĩ Nguyễn Văn Tý, suốt đời ông không
quên được ánh mắt, nụ cười của người
con gái ông yêu. Theo ông, “người có
thể mất, tình yêu có thể không nắm giữ
được nhưng cái dư âm thì còn mãi cho
đến chết”.
Hà Hương
NS Nguyễn Văn Tý chụp ảnh cùng bà
Bạch Lê, người vợ thứ 2 của ông