(Xem tiếp trang 20)
yến trang
hưởng và tầm quan trọng của phim tài
liệu trong xã hội Việt Nam đúng như
giá trị của nó. Để phát triển phim tài
liệu cần phải có sự ủng hộ và quan tâm
của thế hệ trẻ. Tôi mong mỏi thế hệ
làm phim tài liệu trẻ Việt Nam hãy kết
nối với chúng tôi để cùng học hỏi và
tìm cơ hội làm việc với bạn bè quốc tế.
- Đạo diễn Đào Thanh Hưng:
Ở
những nước phát triển, việc tìm kiếm
đề tài phim tài liệu khó hơn nhiều so
với Việt Nam. Khi cuộc sống đã ổn định
và không nhiều biến đổi thì ít cơ hội để
khai thác phim hơn. Còn ở Việt Nam, sự
biến đổi diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở
khắp mọi nơi. Đề tài thì đa dạng nhưng
không thể biến chúng thành những tác
phẩm quốc tế được. Khi sang Singapore
làm Sea Games, tôi gặp nhiều bạn bè
làm phim tài liệu. Họ chia sẻ rằng, họ
luôn khao khát được đến Việt Nam làm
phim. Họ nhìn thấy ở đó rất nhiều đề tài
hấp dẫn.
Trong năm 2015, tôi đã đi Singapore,
Campuchia, Mozambique, Tanzania và
Nhật Bản để quay và chiếu phim của
mình. Mỗi nơi đến, chúng tôi đều dành
thời gian ngồi với các nhà làm phim
tài liệu địa phương để kết nối. Họ giúp
chúng tôi hiểu rõ hơn về địa phương, hỗ
trợ chúng tôi trong vấn đề quay phim
nước ngoài. Ở Singapore có rất ít những
nhà làm phim truyện và ít quay phim
giỏi. Thế nhưng, các nhà làm phim từ các
quốc gia khác lại đến đó nhiều. Họ tạo
dựng được một mạng lưới và từ đó lan
toả sang các nước lân cận mỗi khi có dự
án. Thế giới đã phẳng hơn và thế giới của
những nhà làm phim tài liệu cũng vậy.
PV:
Theo anh chị, điều gì đã hạn
chế các nhà làm phim tài liệu Việt Nam
có cơ hội khi mà rõ ràng chúng ta đang
có rất nhiều thế mạnh trong lĩnh vực sản
xuất phim tài liệu?
- Đạo diễn Đào Thanh Hưng:
Rào
cản lớn nhất là ngôn ngữ và cách thể hiện
mang tầm quốc tế. Chúng ta có chất liệu
nhưng nấu món ăn như thế nào để bạn bè
quốc tế thưởng thức được mà vẫn đậm
hương vị Việt Nam là điều không phải
nhà làm phim nào cũng biết cách làm.
- Nhà sản xuất Hà Thục Vân:
Tôi
nghĩ, có hai vấn đề. Thứ nhất, sự ủng
hộ của các cơ quan chức năng. Chúng
ta có thể coi phim tài liệu là một loại
phương tiện tuyên truyền trong một số
trường hợp. Tuy nhiên, phim tài liệu của
thế giới hiện nay cũng rất nhiều thể loại,
vậy nên, chúng ta cũng không nên bỏ
qua việc nhìn nhận phim tài liệu như là
một phần của ngành công nghiệp giải trí
có rất nhiều chương trình phim tài liệu
do các kênh truyền hình danh tiếng đầu
tư sản xuất và doanh thu cũng như tổng
lượt người xem không thua kém gì các
chương trình quảng cáo, thậm chí người
xem còn quan tâm nhiều hơn vì có yếu
tố câu chuyện đời thường và thực tế.
Đừng cho rằng phim tài liệu chỉ đơn
thuần là những câu chuyện có thật và
đôi khi buồn tẻ vì chúng không có yếu
tố hư cấu như phim truyện nhựa hoặc
các loại hình giải trí khác. Thứ hai là,
đề tài hấp dẫn người xem trên thế giới.
Chúng ta cần chú ý đến yếu tố sáng tạo
mà ở đây là kết hợp từ những câu chuyện
thực tế đời thường, kể cả vĩ vô và vi mô
(những câu chuyện nhỏ mang tính bản
địa đến câu chuyện lớn mà nhiều quốc
gia quan tâm). Tìm tòi những đề tài lớn
mang tính giáo dục, cũng như cung cấp
thông tin đến cho người xem, khi họ thấy
hấp dẫn họ sẽ quan tâm thì chúng ta mới
có thị trường. Tính làm việc nhóm (tính
chuyên nghiệp) rất quan trọng. Không vì
những lí do cá nhân làm ảnh hưởng đến
bộ phim.
Các nhà sản xuất và đạo diễn quốc
tế mà anh chị đã có cơ hội hợp tác thì
sao? Họ có ý kiến gì về cách mà các nhà
làm phim của chúng ta phối hợp và sản
phẩm khi hoàn thành?
- Đạo diễn Đào Thanh Hưng:
Khi
trao đổi với các bạn bè quốc tế, họ đều
công nhận là chúng ta có đề tài phong
phú, những câu chuyện thú vị nhưng
cách làm của chúng ta chưa ổn. Sự can
thiệp của nhà làm phim vào nhân vật, câu
chuyện chưa tinh tế, bị “lộ” khiến cho
người xem cảm thấy dàn dựng. Trong khi
ĐD Đào Thanh Hưng tác nghiệp
ở Tanzania - châu Phi
Một cảnh trong phim thực hiện tại Tazania
ĐD Đào Thanh Hưng và NXS Hà Thục Vân
gặp gỡ các nhà làm phim tài liệu châu Á
19