đó, với họ có thể có, có thể không dàn
dựng, nhưng cách họ làm rất thật khiến
khán giả tin vào câu chuyện họ đang kể.
Điều đó là quan trọng với phim tài liệu.
Thứ hai là tính chuyên nghiệp. Các
nhà làm phim quốc tế luôn cần tác phong
làm việc chuyên nghiệp: đúng giờ, chuẩn
cách triển khai đề tài, quay phim, sự nhiệt
tình, say mê trong công việc. Chúng ta có
rất nhiều nhà quay phim giỏi ở tầm quốc
tế, thế nhưng chúng ta không có nhiều
bộ phim quốc tế. Đó là nỗi buồn. Bởi lẽ,
cách làm việc chuyên nghiệp ở trong từng
bộ phận luôn là điều cần thiết và là điều
quan trọng khiến cho bộ phim
thành công.
- Nhà sản xuất Hà Thục Vân:
Tôi
cho rằng ngôn ngữ là vô cùng quan trọng
để có thể hiểu và làm việc cùng với các
bạn bè quốc tế. Phải là người yêu văn
hóa đất nước mình, kết hợp với kiến thức
được học, tính sáng tạo và tài năng để có
một sản phẩm tốt. Hiểu và cập nhật sâu
các vấn đề của Việt Nam cũng như quốc
tế để đưa vào ngôn ngữ điện ảnh hợp lí
chứ không phải chỉ làm theo trí tưởng
tượng đơn thuần của mình. Cần quan sát
diễn biến của thế giới và biết kết hợp tài
tình vào câu chuyện mình muốn
chuyển tải.
Kiên trì học hỏi và kết nối với những
bạn nghề trong nước và thế giới. Không
bỏ qua cơ hội tham gia thảo luận, hội
thảo, các liên hoan phim, đặc biệt là liên
hoan phim quốc tế, nơi có thể gặp gỡ với
nhiều bạn bè đồng nghiệp. Đừng để các
dự án khác làm ảnh hưởng đến những cơ
hội này. Loại bỏ hẳn tư tưởng mình hơn
người khác để không cần tham gia hoặc
lắng nghe. Những thứ tưởng chừng như
nhỏ và sơ đẳng nhưng đôi khi vô cùng
quan trọng, đó là lắng nghe và học hỏi.
Học đến cuối đời vẫn chưa đủ…
PV:
Là những người đã có khá
nhiều phim ở phạm vi quốc tế, anh chị
muốn nói gì về vấn đề hợp tác trong bối
cảnh hội nhập hiện nay?
- Nhà sản xuất Hà Thục Vân:
Với
tôi, làm phim là một cái nghiệp. Bản thân
tôi cũng may mắn được sinh ra trong gia
đình nghệ thuật: bố tôi là NSƯT, đạo diễn
điện ảnh Hà Văn Trọng; mẹ tôi là NSƯT,
đạo diễn Đặng Tú Mai. Phần còn lại là sự
nỗ lực không ngừng để tìm tòi cơ hội cho
mình và đồng nghiệp Việt Nam, những
người có tâm với nghề để đưa hình ảnh
và những câu chuyện rất riêng của Việt
Nam đến với bạn bè quốc tế. Đồng thời,
đó cũng là cơ hội để chúng tôi học hỏi,
cập nhật thông tin nghề nghiệp với bạn bè
trên thế giới.
- Đạo diễn Đào Thanh Hưng:
Khi
ra quốc tế, tôi thấy phim tài liệu của Việt
Nam đang tự bó hẹp mình trong “ao
làng”. Trong khi đó, các bạn láng giềng
trong khu vực như: Campuchia, Thái
Lan, Singapore và các bạn châu Á khác
như: Hàn Quốc, Nhật Bản đã tung hoành
từ lâu rồi. Nói thế này cho dễ hiểu: phim
tài liệu – phim truyện của chúng ta giống
như một cậu bé đang cô đơn giữa đám
bạn bè mà ở đó, các bạn đã tụ tập thành
nhóm đông và cùng nhau chơi những trò
chơi tập thể rất vui vẻ. Cậu bé chúng ta
vẫn đứng nhìn, không hiểu, không tham
gia và khi buồn thì tự chơi với bản thân
mình. Ngôn ngữ và các tiêu chuẩn quốc
tế chính là rào cản lớn nhất khiến cậu bé
ấy khó có thể hòa nhập được với bạn bè.
Cảm ơn anh chị về những chia sẻ!
Yến Trang
(Thực hiện)
* Đạo diễn Đào Thanh Hưng: Học báo chí, đạo diễn tại Việt Nam và học
điện ảnh tại Đại học USC - Bang California, Mỹ. Phim tài liệu
Người mẹ trẻ
trên đỉnh Vài Thai
do anh sản xuất được hãng NHK của Nhật mua và trình
chiếu trên kênh NHK toàn cầu. Ngoài dự án phim tài liệu tại châu Phi và
Việt Nam, anh vừa được Viện Phim tài liệu châu Á duyệt thêm một dự án
phim thực hiện tại Campuchia.
* Nhà sản xuất Hà Thục Vân: Tốt nghiệp Thạc sĩ tại Anh quốc. Là người tổ
chức thành công dự án Lần đầu làm phim với Discovery tại Việt Nam và
phối hợp sản xuất phim tài liệu hợp tác với nhiều hãng như: NHK, BBC,
Discovery, HBO, Natgeo…
Các nhà làm phim châu Á
nhận xét về phim "Người mẹ trẻ
trên đỉnh Vài Thai"
Làm thế nào để...
(Tiếp theo trang 19)
VTV
ĐỐI
THOẠI
20