22
VTV
Văn hóa
Giải trí
Kí ức về thời trai trẻ hào
hoa
Chúng tôi tìm đến nhà riêng của nhạc
sĩ Nguyễn Văn Tý. Ngôi nhà nhỏ tĩnh lặng
khác xa cái ồn ào của TPHCM khiến bất
cứ ai đến đây cũng cảm thấy bình yên, cho
đến khi bắt gặp ánh mắt buồn của nghệ sĩ
già đã bước sang tuổi 92. Vừa bước chân
vào căn phòng, chúng tôi nhìn thấy một
ông lão râu tóc bạc phơ ngồi trên chiếc
ghế gỗ, đôi mắt hướng ra ngoài cửa. Ở đó
chẳng có gì ngoài con hẻm nhỏ cùng vài
người qua lại, nhưng ông cứ nhìn mãi, chỉ
cho đến khi biết nhà có khách, ông mới
chuyển ánh nhìn sang phía chúng tôi. Vẻ
mộc mạc toát lên từ con người ông khiến
chúng tôi thoáng nghĩ: Đây có phải là
nghệ sĩ lớn của dân tộc mà bao người vẫn
từng ngợi ca? Ánh mắt ông chất chứa một
nỗi buồn vời vợi. Khi được hỏi thăm tình
hình sức khoẻ, nhạc sĩ chỉ lắc đầu: “Giờ
tôi yếu rồi, không biết còn sống được bao
lâu nữa. Nhưng có lẽ tâm hồn tôi sẽ chết
trước cái thân già này. Tôi cô đơn lắm, giờ
tôi chẳng còn gì ngoài dư âm của những
ngày đã qua”. Nhắc đến đây, khuôn mặt
nhạc sĩ có phần giãn ra, giọt nước mắt
trên khóe mắt ông khô lại. Những kí ức
của tuổi trẻ ùa về, ông hào hứng kể lại cho
chúng tôi nghe những ngày hào hùng đó
và những mối tình lần lượt đi qua đời ông.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chia sẻ,
hầu hết các bài hát ông viết đều được
lấy cảm hứng từ cái đẹp của người phụ
nữ. Với nhạc sĩ, phụ nữ Việt Nam ai
cũng đẹp, ở tuổi nào cũng đẹp. Vẻ đẹp
ấy khiến ông như “mê hồn” và không
ngừng truyền cảm xúc vào những bài
hát như:
Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ
Việt Nam, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm
xưa, Dáng đứng Bến Tre,...
Tuy nhiên,
với ông khó quên nhất
là bản tình ca đầu tiên
và cũng có thể coi là
duy nhất ông viết, bài
hát
Dư âm
, cũng chính
là món quà dành mối
tình đầu. Nhạc sĩ lim
dim mắt nhớ lại: “
Đêm qua mơ dáng
em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ…
Giờ đây, trong tâm trí tôi hình ảnh cô ấy
ngồi ôm đàn hong tóc bên thềm nhà vẫn
rõ nét và luôn khiến tôi bồi hồi mỗi khi
nhớ về”. Nhạc sĩ kể, vào năm 1949, ông
được giới thiệu cho một cô gái nhà ở
Nghệ An. Tuy nhiên, khi đến nhà cô gái
đó chơi, nhạc sĩ lại bị hút hồn bởi ánh
mắt ngây thơ của cô em gái. Từ lần gặp
mặt đó, nhạc sĩ không lúc nào không
nghĩ đến cô em. Ông hiểu cô em cũng
có tình cảm với mình nhưng vì sợ chị
nên luôn tránh mặt. Biết nhạc sĩ được
giới thiệu cho cô chị nhưng lại kết cô
em, gia đình hai cô gái đó phản đối kịch
liệt bởi cô em khi đó mới chỉ 16 tuổi.
Thế nhưng, lúc nào nhạc sĩ cũng nhớ
nhung cô gái bé nhỏ kia da diết, nhiều
lần đánh liều đến thăm nhưng chỉ dám
thập thò ngoài cổng ra dấu cho cô bé ra
ngoài nói chuyện. “Về sau, tôi thấy cô
gái ấy bị cha mẹ mắng nhiếc nhiều quá,
không dám làm phiền nữa nên cố gắng
dìm lòng mình xuống.
Trong những ngày đau
khổ bởi mối tình ngang
trái, tôi hoàn thành bài
hát
Dư âm
. Đây có lẽ
là bài hát duy nhất tôi
viết về tình yêu đôi
lứa. Bởi sau đó tôi đã bị đơn vị kiểm
điểm vì lời bài hát quá sướt mướt, ủy
mị, không hợp với không khí chiến đấu
của quân đội Việt Nam lúc đó” - nhạc
sĩ kể.
Đến năm 1988, nhạc sĩ Nguyễn Văn
Tý bắt gặp một người phụ nữ có đôi mắt
đen láy giống hệt cô gái thuở nào. Cảm
xúc về mối tình đầu ùa về thôi thúc ông
viết ca khúc
Một ánh sao trời
, sau này
được đổi tên thành
Dư âm 2
.
Sau mối tình đầu vài năm, nhạc sĩ
phải lòng một người con gái làm nghề
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Những mối tình là
cảm hứng viết ca khúc
“Tôi cô đơn lắm, càng lớn
tuổi càng cô đơn” - những
lời tâm sự cùng từng giọt
nước mắt của nhạc sĩ Nguyễn
Văn Tý là nỗi ám ảnh đối với
bất cứ ai có cơ hội gặp gỡ,
trò chuyện với ông. Để đối
phó với tuổi già và sự cô đơn
bủa vây xung quanh mình,
người nhạc sĩ già chỉ có thể
bấu víu vào những dư âm của
một thời tuổi trẻ và cảm
xúc dành cho những
mối tình đã qua.
Một nghệ sĩ lớn luôn lấy tình yêu
đất nước, tình yêu con người
làm mục đích sống, giờ đến cuối
đời vẫn đi tìm một chữ “tình”
đúng nghĩa.