Table of Contents Table of Contents
Previous Page  35 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 92 Next Page
Page Background

35

một ngôi làng được gọi là “làng Trung

Quốc” nhưng thực chất là do người Việt

tạo nên. Chính trong

ngôi làng này chúng

tôi đã gặp gỡ được với

những gia đình con

cháu của tù nhân An

Nam. Rất nhiều người

trong số đó vẫn tiếp

tục nối nghiệp chài

lưới của cha ông họ

thuở trước. 

Cuộc gặp gỡ để

lại trong tôi nhiều

cảm xúc, nhất là với các con của ông

Trần Tử Yến, một người tù đến Guyane

trên chuyến tàu năm 1931. Dù ở rất xa và

không nói được tiếng Việt nhưng họ đều

rất tự hào về việc cha họ từng dũng cảm

đấu tranh cho độc lập dân tộc, vì thế ngày

một thêm gắn bó với Việt Nam.

Những điều ấn tượng nhất của bạn trong

chuyến đi này là gì? 

Một trong những khó khăn lớn nhất

trong chuyến hành trình này chính là vấn

đề với loài muỗi. Mặc dù đã có sự chuẩn

bị trước chuyến công tác bằng việc mua

sẵn thuốc xịt muỗi và côn trùng đặc hiệu

của Pháp nhưng chúng tôi vẫn gặp không

ít trở ngại trong lúc tác nghiệp. Vất vả

nhất là quay phim Đức Thiện, người đã

phải thực hiện những cú máy dài trong lúc

bị “bao vây” bởi muỗi rừng nhiệt đới.

Khó khăn nữa là việc di chuyển giữa

các địa điểm quay cách xa nhau hàng trăm

cây số. Không ai trong chúng tôi có bằng

lái xe nên chỉ có thể đi xe khách hoặc thuê

người lái

cùng phương

tiện sẵn có

của họ. Chi

phí phát sinh

là điều không

thể tránh

khỏi. Những

người con

của ông Trần

Tử Yến cũng

đã nhiệt tình

giúp đỡ chúng tôi trong quá trình liên hệ

và ghi hình trường quay.

Ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến buổi

đi thăm di tích Nhà Lao An Nam cùng với

gia đình ông Trần Tử Yến. Ai cũng thấy

bồi hồi xót xa cho những tháng ngày cơ

cực của cha chú mình trong chốn rừng

thiêng nước độc. Họ cũng rất vui mừng

khi câu chuyện về những người tù An

Nam được VTV4 biết đến và được kể lại

rộng rãi cho người Việt trên khắp thế giới. 

Chắc hẳn còn nhiều câu chuyện, số

phận đặc biệt về những chí sĩ yêu nước An

Nam mà ê kip tìm hiểu được nhưng chưa kể

hết trong khuôn khổ chương trình

Ngày trở

về

, bạn có thể chia sẻ thêm với khán giả?

Ngoài những chí sĩ yêu nước đã được

đề cập đến trong

Ngày trở về

2016, còn

hàng trăm số phận của các chí sĩ An Nam

trên chuyến tàu năm 1931 sang Guyane.

Trong số 535 người tù An Nam đã đặt

chân lên đất Guyane năm 1931, nhiều

người đã phải bỏ mạng ở chốn lao tù,

có những người thì tìm được cách thoát

thân và tới sinh sống ở các nước Nam Mỹ

lân cận, không ít người được hồi hương

trong khoảng từ năm 1954 tới năm 1963,

cuối cùng là một số người lựa chọn ở lại

vì đã xây dựng gia đình và có con cái tại

Guyane. Dù là có cơ hội lựa chọn trở về

hay không, dù quyết định của họ là đi hay

ở, thì tất cả những con người ấy cũng đã bị

cướp đi tuổi xuân và phải sống quãng đời

cơ cực trong chốn lao tù. 

Trong quá trình tìm hiểu tra cứu tư

liệu tại các Trung tâm lưu trữ ở Pháp và

Guyane, chúng tôi đã lật giở hàng chồng

hồ sơ của những con người ấy. Mỗi trang,

mỗi dòng, dù chỉ là những con chữ ghi lại

quá trình họ bị bắt, bị xét xử và bị giam

cầm cũng giup chúng tôi hiểu được phần

nào về những khó khăn mà người tù An

Nam phải trải qua, cũng như ý chí đấu

tranh không bao giờ bị dập tắt của họ.

Cảm ơn Phương Anh!

Cẩm Hà

(Thực hiện)

Những cái tên Việt Nam gợi lên trong chúng

tôi biết bao suy nghĩ. Họ, những người đã

dũng cảm đấu tranh và bị trừng phạt một

cách bất công vì chính lòng yêu nước và ý

chí bất khuất. Những biến cố lịch sử đã khiến

câu chuyện về họ dần chìm vào quên lãng.

Chúng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm

phải khiến cho câu chuyện này được sống lại

và được nhiều người biết đến.

Phóng viên Hồng

Nhung và Tiến sĩ

Sử học Eugène Epailly

bên bờ biển Cayenne

Phóng viên

Phương Anh trên

đường phố

Cayenne (Guyane

thuộc Pháp)

Ê-kíp Ngày trở về 2016 chụp ảnh lưu niệm cùng

thị trưởng quận Montsinéry-Tonnégrand và con

cháu của Trần Tử Yến

Phóng viên Phương Anh trò

chuyện với bà Mireille Mazy – hậu

duệ của một người tù An Nam

Cùng gia đình Trần Tử Yến tới thăm mộ

chí sĩ yêu nước Trần Tử Yến

Ê-kíp Ngày trở về 2016 tác nghiệp tại

Petit-Saut (Guyane thuộc Pháp)