Table of Contents Table of Contents
Previous Page  34 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 34 / 92 Next Page
Page Background

34

PV:

Vùng đất Nam Mỹ - Guyane mà

ê kip làm chương trình đặt chân đến đã

từng được ví von là vùng đất chết chóc,

nơi lưu đày tù nhân của Pháp trong thời

chiến. Ngày nay, khi tới đây, cảm nhận

của Phương Anh như thế nào?

PV Phương Anh:

Không còn giống

như gần một thế kỉ trước, Guyane ngày

nay là một tỉnh hải ngoại của Pháp có sự

giao thoa văn hoá giữa châu Âu (Pháp)

Nam Mỹ, châu Phi (hệ quả của chế độ nô

lệ) và châu Á (Việt Nam, Trung Quốc,

người Mông). Ấn tượng đầu tiên khi nhìn

xuống từ máy bay và bắt gặp một màu

xanh thăm thẳm ngút ngàn, cả ê kíp chỉ

biết thốt lên: “Toàn rừng là rừng! Rừng

Amazon đây rồi!”.

Khi tới ghi hình ở những địa điểm

gợi nhắc lại quá khứ gắn với chốn lao tù

của Guyane, tôi cảm thấy xúc động. Nhìn

những dãy nhà lao hay chuồng cọp chật

hẹp tù túng nằm giữa rừng hay trên các

hòn đảo biệt lập, tôi cảm thấy xót xa cho

những người tù An Nam xưa đã bị lưu đày

sang Guyane. Họ phải rời xa quê nhà, xa

gia đình và bị đày tới một vùng đất cách

xa Việt Nam gần nửa vòng Trái đất. Đi

dọc đoạn đường ray đã hoen gỉ do những

tù nhân xây dựng để vận chuyển vật liệu,

tôi luôn tưởng tượng ra cảnh những người

tù An Nam xưa gò lưng đẩy toa xe goòng

bằng những cây sào.

Vậy việc liên lạc, gặp gỡ được thế

hệ con cháu của những người tù An Nam

đã từng bị giam ở nhà tù Guyane đã diễn

ra như thế nào?

Công tác chuẩn bị cho chuyến công

tác tại Guyane đã được bắt đầu từ nhiều

tháng trước khi lên đường. Vì là người

duy nhất trong ê kip nói được tiếng Pháp

nên tôi được giao trách nhiệm làm đầu

mối liên lạc với các nhân vật ở cả Pháp và

Guyane. Khó khăn ban đầu chúng tôi vấp

phải là việc tìm ra phương thức liên lạc

với con cháu các người tù xưa đang sinh

sống ở Guyane. Số lượng những người

này không nhiều lắm và lại sống rải rác

trên khắp lãnh thổ Guyane (diện tích bằng

1/6 nước Pháp, tương đương diện tích Bồ

Đào Nha).

Việc chênh lệch múi giờ đến 10 tiếng

cũng gây cản trở ít nhiều đến việc liên hệ

với các nhân vật. Chúng tôi hoặc là phải

gọi từ rất sớm, hoặc là phải chờ tới khuya

mới có thể gọi sang Guyane. Thêm nữa

là thế hệ con của người tù đa phần đều đã

có tuổi, nhiều người ngoài 80 đã từ chối

tham gia chương trình vì vấn đề sức khỏe.

Những người trẻ khỏe hơn thì không biết

được tường tận về câu chuyện của cha chú

mình, cũng chỉ là được nghe các anh chị

lớn hơn kể lại.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã gặp

được không ít may mắn. Đầu tiên là tại

Cayenne - thủ phủ của Guyane, vẫn còn

Kể tiếp về

những người tù

An Nam ở Guyane

Một trong những câu chuyện đặc sắc ít

người biết đến về người Việt Nam trên thế

giới đã gây ấn tượng với khán giả truyền

hình trong chương trình

Ngày trở về

2016 là

chuyệnvềnhữngngười tùViệtNamyêu nước

bị đày sang đảo Guyane thuộc Pháptừnhững

năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Chuyến tác

nghiệp tại Guyane cũng chính là chuyến đi

ấn tượng củaphóngviên PhươngAnhvà ê kíp

làm chương trình.

VTV

Phía sau

Màn hình

Phóng viên Hồng Nhung trong khuôn viên trại tù

ở Saint-Laurent-du-Maroni (Guyane thuộc Pháp)