26
NHÂN VẬT
TÌM LẠI CHÍNH MÌNH
Ở QUÊ HƯƠNG
Luôn xuất hiện với trang phục quần
Jean áo thun đơn giản, năng động, đôi
môi luôn nở nụ cười tươi và ánh nhìn
đầy năng lượng ẩn sau cặp kính cận
khiến Nguyễn Ngọc Đan trông giống
một sinh viên hơn là tác giả của những
bộ sưu tập tranh chất chứa nhiều tâm
sự. Tranh của Nguyễn Ngọc Đan thể
hiện rõ sự thay đổi trong nội tâm của
con người cô. Hội họa chính là nơi cô
trút bỏ mọi suy tư, trăn trở về cuộc đời,
những hoài niệm, kí ức lẫn ước vọng
sống. Dù gắn bó với mĩ thuật từ khi còn
nhỏ, tốt nghiệp xuất sắc Thạc sĩ Học
viện hàn lâm Quốc gia Mĩ thuật Surikov
( Moscow, Nga) năm 2005 nhưng chỉ
đến khi gặp biến cố của cuộc đời thì
Nguyễn Ngọc Đan mới nhận thấy sức
mạnh thật sự của hội họa.
Sau 9 năm học tập và làm việc tại
Nga, Nguyễn Ngọc Đan quyết định về
nước lập nghiệp và rơi vào giai đoạn
mất phương hướng. Thói quen sinh
hoạt thay đổi, những mối quan hệ gầy
dựng nhiều năm ở nước ngoài đều phải
bỏ hết để bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh.
Nguyễn Ngọc Đan ví hành trình thích
nghi với cuộc sống mới của cô chính là
chú cá nhỏ đang vùng vẫy ở biển cả bị
vất vào nước lợ nên hoang mang không
biết cách nào để tồn tại. Để tìm kiếm
những mối quan hệ mới, công việc mới,
sự sẻ chia của những người xung
quanh quả thật không hề dễ dàng với
cô. Từ một người hoạt bát, Nguyễn
Ngọc Đan trở nên cô độc, buồn bã,
chán nản. Giai đoạn trầm cảm này khiến
cô tự giam mình trong một góc riêng, chỉ
làm bạn với hội họa. Bộ sưu tập
Desolation
gồm 12 bức tranh sơn dầu
khổ lớn có gam màu u tối mang phong
cách biểu hiện, vẽ trong 3 năm (2011 –
2014) thể hiện sự bức bối, lạc lõng của
bản thân cô cũng như những người phụ
nữ phải gồng mình chạy theo vẻ hiện
đại giữa đô thị hào nhoáng. Họ không
có khuôn mặt rõ ràng mà chỉ xuất hiện
trong các khung cảnh thiên nhiên, phố
thị rộng lớn với dáng vẻ co ro, uể oải.
Đến cuối năm 2014, cô mới bứt ra
được những cảm xúc tiêu cực. Các bức
tranh tĩnh vật trong bộ sưu tập
Sự sống
mong manh
sáng tác giai đoạn 2014 –
2017 là cách nhìn cuộc đời bình yên,
trong trẻo hơn qua vẻ đẹp của những
chiếc bình thủy tinh, những bó hoa
mong manh. Giai đoạn này cô tổ chức
Trung tâm giáo dục nghệ thuật cho thiếu
nhi tại Q.7, TP.HCM dạy vẽ, múa, ballet
nên tìm được nguồn cảm hứng lớn lao
CÔ THỦ LĨNH
của các họa sĩ trẻ
KHÔNG CHỈ CHINH PHỤC CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT CỦA
BẢN THÂN, NGUYỄN NGỌC ĐAN CÒN XÂY DỰNG NHIỀU HOẠT ĐỘNG
CỘNG ĐỒNG ĐỂ KẾT NỐI CÁC HỌA SĨ TRẺ. NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG NHỎ
CỦA CÔ TRONG BẢY NĂM LẬP NGHIỆP TẠI QUÊ HƯƠNG ĐÃ ĐÓNG GÓP
LÀN GIÓ MÁT LÀNH CHO NỀN MĨ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM.
Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Đan