Table of Contents Table of Contents
Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

tìm nhân chứng (người cao tuổi, ngư

dân) từng sống ở những nơi này, biết rõ

sự hồi sinh của những cánh rừng bần;

lắng nghe dư luận, đánh giá của nhân

dân về vai trò, sự đóng góp của những

người tiên phong trồng bần giữ đất như

ông Trần Ngọc Hoằng (cố Giám đốc

Nông trường 30 – 4, huyện Cù Lao

Dung, tỉnh Sóc Trăng) và ông Trần

Thanh Vân (nguyên Bí thư Huyện ủy

Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh). Đồng thời,

chúng tôi cũng tranh thủ gặp gỡ, tham

khảo ý kiến của một số nhà khoa học,

nhà nghiên cứu về sông Mekong, về

biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, về rừng

phòng hộ, rừng ngập mặn, trong đó có

nghiên cứu về cây bần.

Tại các địa phương, chúng tôi đều

có một số đầu mối để kịp nắm thông tin

khi nào mực nước cao, mùa bông bần,

trái bần chín rộ, mùa tôm cá sinh sản…

để kịp thời tổ chức thực hiện những

cảnh quay trong những mùa khác nhau.

Tuy có vất vả, nhưng sự nhiệt tình của

các cán bộ tâm huyết, của người dân,

ngư dân và những câu chuyện thu thập

từ các ngư dân, cán bộ địa phương tiếp

cho chúng tôi thêm động lực để hoàn

thành phim như dự kiến.

Chúng tôi có thuận lợi là các thành

viên trong ekip từ đạo diễn, quay phim,

ánh sáng, phụ quay rất rành về sông

nước. Khi ra hiện trường, tất cả đều sẵn

sàng ngâm mình dưới sông; lội rừng

rậm đầy sâu bọ, rắn rết; vác máy vượt

qua những bãi bùn ngập đến nửa

người để có những hình ảnh sinh động,

hấp dẫn, chân thực nhất. Không phải

lúc nào giữa đạo diễn, quay phim, biên

tập và viết lời bình, dựng phim cũng ăn

ý, mà cũng có những lúc tranh luận sôi

nổi và đôi khi để có được những hình

ảnh đẹp phải mất thời gian quay đi,

quay lại.

Tuy nhiên, chúng tôi gặp rất nhiều

khó khăn bởi địa bàn rộng, di chuyển

mất nhiều thời gian, thời tiết mưa gió

bất thường, quay phim phụ thuộc vào

con nước, đến điểm quay phải thuê ghe

hoặc vỏ máy. Khi quay ở cầu Ngang, Trà

Vinh, chúng tôi thuê vỏ máy, cùng ông

Năm Rừng Bần đi thị sát cánh rừng bần

ven sông Cổ Chiên, điều khiển flycam

bay theo vỏ và lướt toàn cảnh rừng bần,

nhưng vừa khởi động khoảng 1km,

flycam bị trục trặc, không bắt được hình

ảnh, phải quay vào bờ chỉnh sửa. Sau

đó tiếp tục lên vỏ điều khiển flycam bay

phía trên. Sau này, khi quay bổ sung

thêm hình ảnh, flycam bị rơi vỡ nát.

Khi quay cảnh trồng bần tại xã An

Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (tỉnh

Sóc Trăng), từ ngày hôm trước mọi

chuyện sắp xếp xong, sáng hôm sau

đoàn đến điểm quay trước để chờ vỏ

máy đưa ra điểm trồng bần. Nào ngờ

gặp sự cố vì vỏ máy chạy được 300m

thì chân vịt gãy đôi. Lúc ra đến nơi thì

nước quá cạn, mà bùn ngập đến thắt

lưng nên chúng tôi đành phải đứng ở

xa quay cảnh người dân trồng bần.

Cũng có một số cảnh quay chưa đạt

như mong muốn, nhưng cũng có nhiều

cảnh tôi thấy hài lòng, nhất là cảnh

phỏng vấn ông Năm Rừng Bần gây xúc

động; cảnh quay đánh bắt dưới tán

rừng bần, trèo cây bần lấy mật ong; săn

bắt trong rừng ban đêm; cảnh cùng nhà

khoa học ra giữa bãi bồi để chờ con

nước lớn, thủy hải sản theo nước vào

kiếm ăn dưới bộ rễ bần; hoặc việc tôi và

quay phim phải ngủ ở bìa rừng để sáng

sớm rình quay bầy khỉ ở rừng bần Cù

lao Dung – Sóc Trăng…

Tất cả những cảnh trong phim quay

gần như quay mới, chỉ sử dụng vài

đoạn ngắn tư liệu sạt lở và đào kênh

thủy lợi. Qua PTL

Đời bần

, chúng tôi có

thêm cảm hứng để làm các phim về đặc

sản, vùng đất phương Nam. Quanh tán

rừng, các khu rừng phòng hộ, rừng

ngập mặn có nhiều câu chuyện thú vị

mà các đồng nghiệp và tôi sẽ tiếp tục

khám phá, khai thác giới thiệu đến khán

giả VTV trong thời gian tới.

LƯU PHƯƠNG

(Ghi)

Ảnh:

VĂN CHIẾN, ANH DUY

Sự cuốn hút của phim nằm ở câu chuyện có

thật về những con người tâm huyết, dámnghĩ,

dám làm vì sự no ấm của nhân dân và vì tương

lai con cháu mai sau, vì sự phát triển bền

vững của vùng đất chín rồng. Sự hấp dẫn còn ở

những cảnh đời các ngư dân từ ven biển đến

các sông rạch. Phía sau công việc mưu sinh

vất vả của họ là cuộc sống sôi động, nhiều

màu sắc, nghĩa tình; là những sản vật trù phú

rừng bần mang lại cần được gìn giữ và khai

thác bảo đảm sự phát triển bền vững.

Ekip làm phim thu dọn hiện trường sau đợt ghi hình

Ghi hình cảnh trồng bần