23
thân Tổng đạo diễn, giám khảo và các
nghệ sĩ cũng học hỏi được nhiều điều từ
chương trình này. Thời lượng không dài
nhưng rất đích đáng, làm cho mỗi người
trong tâm khảm phải trăn trở, từ đó chia
sẻ với nhau nhiều hơn.
Với chương trình thiên về tranh
luận như thế này, ông nghĩ sao khi có
nhận xét là những người tham gia chỉ
thích “chém gió”?
Ngôn ngữ là biểu tượng của tư duy.
Tất cả các nội dung trao đổi đều phải
dựa trên sự chân thành. Lươn lẹo chỉ đi
được đường ngắn thôi chứ không thể đi
đường dài. Sau khi anh chân thành thì
tha hồ chém gió, tha hồ thể hiện. Tiếp đó,
anh phải là người có nội hàm kiến thức
chứ không thể “chém” lung tung. Khi
mình lên tiếng thì chỉ cần đại diện cho
một thứ duy nhất là tôn trọng luật pháp.
Sau này, ông có tiếp tục
tham gia chương trình truyền hình
khác không?
Có, nếu chương trình có ý nghĩa. Và
chắc chắn không, nếu tôi tự nhận thấy
không ổn.
Ông có sợ “bị ném đá” khi xuất
hiện với vai trò mới không?
Tôi không sợ. Tôi nghĩ rằng xã hội
tiến triển quá nhanh cho nên lượng
người hâm mộ, quần chúng nói chung
ngày càng có trình độ thẩm định rất cao.
Đối với việc “ném đá” thì có hai mặt.
Người ta nói đúng thì mình phải rút kinh
nghiệm và phải ngẫm. Từ đó điều chỉnh,
kiểm điểm thật sâu sắc và cảm ơn người
ta, chứ không phải cứ nhất định phải
điều chỉnh theo dư luận. Nhưng nếu
động cơ nói là để phá hoại, để chứng tỏ
mình thì chắc chắn là không. Tôi chỉ
nghe đến tận cùng nếu người nói có ý
xây dựng. Phải học suốt đời, có kiến
thức, có cơ sở lí luận, cơ sở gốc thì mới
nói được.
Ấn tượng về giới nghệ sĩ của
ông trước và sau khi tham gia chương
trình có gì khác biệt không?
Không. Tôi không để tâm chuyện ấy
nhiều vì tôi chỉ để tâm họ là người và họ
làm nghề. Họ có đặc thù nghề. Mình là
cái quái gì mà đánh giá người ta! 7 tỉ
người trên hành tinh luôn nhận xét chính
mình, cho nên đừng nhận xét người
khác bằng hệ quy chiếu của chính mình.
Thời gian của chương trình
truyền hình thường sẽ dài, dao động
hơn các chương trình về giảng dạy,
khoa học phải chính xác giờ giấc. Ông
có quen với vấn đề đó không?
Tôi lên truyền hình nhiều rồi nên
không khó chịu. Với lại, người ta có
nguyên lí gốc rồi. Môn nói trước đám
đông phải học ốm người ra, chứ không
phải tự nhiên mà nói chuyện trước đám
đông được.
Ông không chỉ được những
người trong lĩnh vực kinh tế biết đến
với vai trò là nhà khoa học, nhà giáo
và tên gọi “tiến sĩ triệu view” trên
mạng xã hội. Ông có định hướng xây
dựng hình ảnh trước công chúng
hay không?
Tôi không có dụng ý đó. Tôi là nhà
chuyên môn chứ không phải người của
showbiz. Tôi đang làm việc bằng sự
chân thành.
Ông có kiểm tra việc lưu truyền
những bài giảng của mình trên Internet
không?
Họ quay lén đấy chứ. Bây giờ tôi
hoàn toàn mất kiểm soát vì không có thời
gian để làm nữa. Ở đây liên quan đến
quá trình quản trị xã hội còn lỏng quá. Lẽ
ra mình phải làm tốt hơn để bảo vệ
quyền công dân. Nhưng trên nhiều bình
diện đều thế chứ không phải là một lĩnh
vực. Khi đất nước chuyển mình, có nhiều
việc quá nên quản trị chưa nổi. Hiện nay
chúng ta phải chuyển đổi dần dần. Trong
quá trình này, chúng tôi bị thiệt hại ghê
gớm lắm. Mà tôi đi khắp thế giới để làm
việc, gặp nhiều trường hợp như vậy chứ
có phải mình tôi đâu. Các nghệ sĩ nổi
tiếng, nguyên thủ quốc gia… cũng bị tình
trạng này.
Việc đưa lên mạng có tác động
ngược trở lại với công việc của ông
không? Chẳng hạn, ông tiết chế lại
phần bài giảng của mình vì nghĩ đến
việc nó bị lan truyền…
Không. Tiết chế làm gì? Tại sao phải
nghe dư luận? Tôi không phải giáo viên.
Tôi là anh dạy nghề. Tôi nổi tiếng về
chuyên môn. Những người ngồi dưới
nghe tôi nói toàn là giám đốc, những cây
tre cứng cáp. Ngay bản thân khái niệm
mà người nghe không hiểu thì tôi chấp
làm gì?
Xin cảm ơn ông!
YÊN THẢO
(Thực hiện)
TS. Lê Thẩm Dương và các giám khảo