7
chèo hay nhất làng Đông; Nương - một
ca nương nổi tiếng; bà Bánh - kéo nhị,
hát xẩm; ông Bánh - đội trưởng đội chèo
đánh đàn nguyệt rất hay; ngoài ra còn có
những gánh hát văn, múa đình… Ở khâu
tiền kì, ekip đã thu âm tổng cộng hơn
100 đoạn nhạc là những bài hát, những
điệu nhạc. Bên cạnh đó, đạo diễn và
nhạc sĩ tốn khá nhiều thời gian để nhạc
phim tạo ra được âm hưởng đúng thời kì
lịch sử trong phim. Nếu chỉ dùng nhạc
dân tộc đơn thuần thì có thể tạo ra được
không khí, không gian thời đó nhưng sẽ
không tạo ra được cao trào cho cảm xúc.
“Sau bao nhiêu thử nghiệm, tôi và nhạc
sĩ đã tìm ra được cách pha trộn giữa âm
nhạc phương Tây và nhạc dân tộc. Cho
đến thời điểm này, dù chưa hoàn toàn
bằng lòng với những gì đã làm nhưng
tôi rất yên tâm vì chúng tôi đã làm tất
cả tâm huyết và khả năng của mình”,
đạo diễn Bùi Thọ Thịnh chia sẻ. Đến tận
ngày phim lên sóng, công việc hậu kì
của
Thương nhớ ở ai
vẫn phải song song
tiến hành ở các tập tiếp theo. Việc hòa
âm, chỉnh màu cho từng cảnh quay đều
rất cầu kì, tốn thời gian. Thậm chí, trong
một buổi sáng, quay phim và chuyên
viên chỉnh màu có khi chỉ hoàn
thành được hai phút phim.
Nhiều người cho
rằng, sự khác biệt
trong
Thương nhớ ở
ai
còn ở dàn diễn
viên vừa lạ vừa
quen được đạo
diễn Lưu Trọng
Ninh và Bùi Thọ
Thịnh lựa chọn kĩ
lưỡng. Có những
nghệ sĩ đã được khán
giả biết đến nhưng cũng
nhiều gương mặt lần đầu
tiên xuất hiện trên màn
ảnh nhỏ. Nếu Vạn do Lâm
Vissay đảm nhận phần nào khiến nhiều
người thấy mạo hiểm thì diễn viên Ngọc
Anh vai Nhân cũng từng gây không ít
băn khoăn. Xuất thân là người mẫu ảnh,
Ngọc Anh chưa một lần đóng phim. Ban
đầu, cô còn chưa biết cách biểu cảm,
diễn xuất còn cứng và gượng gạo. Đã
có những thời điểm, hai đạo diễn tính
tới phương án phải thay vai Nhân. Tuy
nhiên, Ngọc Anh không chịu bỏ cuộc và
một vài ngày sau đó, diễn xuất của cô
thay đổi đến ngạc nhiên. Cô bắt nhịp
nhân vật và diễn ngày càng
ngọt, rồi nhanh chóng
định hình nhân vật
Nhân với một cá tính
riêng đầy ấn tượng.
Thương nhớ ở
ai
đã tạo ra những
luồng cảm xúc khác
nhau cho khán giả
ngay từ những tập
đầu tiên lên sóng.
Bức tranh làng Đông
trong phim truyền hình
Thương nhớ ở ai
không
chỉ thoát khỏi dấu ấn thành
công của cuốn tiểu thuyết và
bộ phim điện ảnh
Bến không chồng
mà
còn cho thấy, những dự án tốn kém, công
phu và mới mẻ do Trung tâm Sản xuất
phim truyền hình, Đài THVN sản xuất
thực sự có ý nghĩa về mặt nghề nghiệp.
Phim truyền hình cần đến với số đông
khán giả nhưng luôn cần thiết phải có đủ
giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật và giá
trị nhân văn.
Thu Hiền
có người bỏ giữa chừng, thế là đoàn làm
phim lại phải thuyết phục, vận động… Ở
cảnh đập lúa, ít ai biết những diễn viên
tham gia đều chưa từng làm công việc
này, thậm chí có người lần đầu tiên tận
mắt nhìn thấy cảnh đập lúa. Để có được
cảnh quay như những người nông dân
thực thụ, chúng tôi đã phải hướng dẫn
cho họ tập trong khoảng 3 ngày. Chúng
tôi phải cảm ơn các diễn viên này vì họ
đã sẵn sàng lăn lộn để có những động tác
thuần thục như vậy. Bên cạnh đó, đạo
diễn, quay phim, ánh sáng… và diễn viên
đều phải phối hợp nhịp nhàng: ai đứng
ở vị trí nào, di chuyển từ đâu đến đâu để
tạo được không khí nhưng không bị rối
cảnh quay, các nhân vật chính sẽ thoại
đến câu nào thì di chuyển, động tác ra
sao... Lúc đó, ngoài nhóm diễn viên chính
ra còn có khoảng 30 quần chúng để tạo ra
được cảnh quay này.
Khâu trang phục của phim cũng rất
công phu. Ngay từ đầu, chúng tôi xác
định phải tìm một nhà thiết kế riêng, am
hiểu sâu về thời kì lịch sử của câu chuyện
trong phim để thực hiện toàn bộ phần
trang phục của các nhân vật. Anh Nguyễn
Dũng Minh là người như thế. Quá trình
vẽ mẫu, sửa chữa, thay đổi khá nhiều để
tìm ra mẫu ưng ý. Tổng cộng số trang
phục đặt may cho bộ phim
Thương nhớ
ở ai
là hơn 500 bộ. Và việc làm cũ, sờn
rách, vá víu cho trang phục có màu thời
gian là công đoạn lâu công nhất. Ngoài
ra, việc tìm chất liệu vải cũng không dễ
dàng gì, chúng tôi đã phải lần mò xuống
các làng nghề dệt vải truyền thống ở
các địa phương để dò hỏi vì hầu hết mọi
người đã bỏ các loại chất liệu này rồi.
Thương nhơ ơ ai phat song trong
khung giơ Rubik8 lúc 14h30 thứ Bảy, Chủ
nhật hàng tuần trên kênh VTV3.
Thục Miên
(Ghi)
Dàn diễn viên quần chúng hùng hậu
Diễn viên Ngọc Anh
trong vai Nhàn