Previous Page  11 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 11 / 92 Next Page
Page Background

11

VTV

chương

trình mới

Bước ra từ cuộc chiến với nỗi

đau mang tên Dioxin

Năm 1965, sau khi tốt nghiệp đại học

tại Hà Nội, Trần Tố Nga được cử vào

chiến trường miền Nam dạy chữ cho

trẻ em vùng mới được giải phóng. Sau

4 tháng trèo đèo, vượt núi về đến Tây

Ninh thì quân đội Mỹ xâm chiếm miền

Nam. Cuộc chiến tranh đặc biệt chuyển

thành cục bộ. Quân đội Mỹ trực tiếp

tham gia vào cuộc chiến. Không còn

nhiều vùng giải phóng, thay vì làm giáo

viên, bà được cử làm việc tại Thông tấn

xã Giải phóng, trở thành phóng viên

chiến trường. Mùa thu năm 1966, tại căn

cứ Củ Chi. Máy bay Mỹ quần lượn, trút

xuống đám mây bột, nhanh chóng biến

thành một thứ nhớt làm trụi lá rừng và

chết cỏ cây. Cô phóng viên trẻ đã vô

tư lội mình trong đầm lầy lá mục của

vùng Bù Đốp mà không hề hay biết

mình đã bị nhiễm độc. Như nhiều cựu

chiến binh khác trở về từ chiến trường

miền Nam, bà Tố Nga không có niềm

vui trọn vẹn sinh ra những đứa con khoẻ

mạnh. Cô con gái đầu lòng của bà mắc

căn bệnh lạ về tim và mất khi 17 tháng

tuổi. Những người con tiếp theo mắc các

bệnh về xương, về da, máu và tim. Bản

thân bà cũng mang nhiều chứng bệnh

trong danh sách của chính phủ Mỹ về

17 chứng bệnh có thể liên quan đến chất

độc da cam.

Và cuộc chiến đòi công lí bên

những người bạn Pháp

Năm 2005, vì có nhiều đóng góp tích

cực cho quan hệ Việt Nam - Pháp, bà

Trần Tố Nga đã vinh dự được Nhà nước

Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu

bội tinh - huân chương cao quý nhất của

nước Pháp và trở thành công dân Pháp.

Bà không ngờ, việc là một công dân

Pháp và nạn nhân của chất độc da cam

lại là chìa khoá quan trọng để bà có thể

đứng đơn kiện các công ty hoá chất Mỹ.

Và bà đã không đơn độc trên con đường

gian nan này. Sự hậu thuẫn tích cực của

những người bạn Pháp về pháp lí, về

tinh thần đã tiếp thêm sức mạnh cho bà.

8 năm trôi qua, từ ngày quyết định

dấn thân vào vụ kiện, bà Tố Nga một lần

mắc lao phổi, hai lần nhồi máu cơ tim.

Tóc cũng đã bạc màu, vào đúng ngày

tròn 75 tuổi, bà nhận được thông báo

mình mắc bệnh ung thư… Những người

bạn Pháp và bà Trần Tố Nga vẫn kiên

cường, hiệp lực bước vào cuộc đối đầu

với những tên khổng lồ trong ngành hoá

chất của thế giới.

Trò chuyện với các phóng viên

VTV4, bà Trần Tố Nga chia sẻ: “Có

người hỏi, tôi có sợ, có nản không? Tôi

thì nghĩ, chỉ cần một cái chốt, cánh cửa

công lí vẫn có thể mở ra cho các nạn

nhân chất độc da cam. Chừng nào ý trí

kiên định, thống nhất một lòng, bỏ qua

những rào cản quá khứ, đồng tâm hiệp

lực thì những nạn nhân da cam cùng

nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng sẽ

không bị lãng quên trong bộn bề của

cuộc sống. Tôi tin, cùng với sự đồng

hành của bạn bè không chỉ ở Pháp mà

ở khắp châu Âu, châu Mỹ, chúng tôi sẽ

kiên cường trong cuộc chiến này.”

Bộ phim tài liệu

Trần Tố Nga - Ngọn

lửa không bao giờ tắt

dự kiến sẽ lên

sóng VTV4 trong tháng 12 này.

Mai Chi

Lên sóng phim tài liệu

Trần Tố Nga - Ngọn lửa không bao giờ tắt

Bà Tố Nga và ông André Bouny

Bà Tố Nga tại hội thảo về tác hại của

chất diệt cỏ tại TP Montpellier, CH Pháp

Câu chuyện người phụ nữ ở độ tuổi xưa nay hiếm - Trần Tố Nga, gần

chục năm nay đi kiện các công ty hóa chất Mỹ, tìm công lí cho

hàng triệu nạn nhân Việt Nam nhiễm chất độc da cam đã nổi tiếng

khắp thế giới. Bộ phim tài liệu

Trần Tố Nga - ngọn lửa không bao giờ

tắt

do ekip phóng viên của Ban Truyền hình Đối ngoại VTV4 thực

hiện sẽ đem đến những góc nhìn gần gũi, chân thực nhất về chân

dung người phụ nữ - nạn nhân chất độc da cam đầy kiên cường

trong hành trình gắn kết yêu thương giữa những người bạn

không cùng ngôn ngữ, màu da cùng tranh đấu vì công lí.