6
VTV
Điểm
nhấn
thác mảng đề tài này và tạo ra hiệu ứng
cảm xúc tốt là nỗ lực rất lớn của ekip
thực hiện. Đầu tiên phải kể đến sự chỉn
chu, cầu kì trong từng góc máy của quay
phim Hoàng Tích Thiện và đạo diễn Lưu
Trọng Ninh đã giúp cho tính thẩm mĩ của
phim nâng cao lên rất nhiều. Vị đạo diễn
này từng chia sẻ rằng, ông không coi
Thương nhớ ở ai
là phim truyền hình mà
là dự án
“
phim điện ảnh dài tập”. Nông
thôn Việt Nam hiện lên nhuần nhị, cổ
kính nhưng rất đỗi duyên dáng và cuốn
hút. “Chúng tôi đi nhiều nơi để tìm bối
cảnh cho phim. Nam Định có cái cầu đá,
nhà thờ đá; Hà Tĩnh lấy dòng sông, đầm
sen, lớp học chống bom, cánh đồng hoa
cúc vàng… Cứ thế, chúng tôi say sưa tìm
được góc máy ưng ý rồi cố gắng làm sao
nó đẹp nhất. Sau đó, chúng tôi dùng kĩ
xảo ghép 8 tỉnh với nhau thành ngôi làng
Đông trong phim” - quay phim Hoàng
Tích Thiện cho biết.
Âm nhạc của phim cũng là một
cuộc thử thách thực sự. Không khí câu
chuyện ở khoảng những năm 1945 đến
những thập kỉ 60 - 70 trong
Thương nhớ
ở ai
cần những người am hiểu âm nhạc
dân tộc và đã từng trải nghiệm qua thời
kì này. Vùng đồng bằng Bắc bộ vốn là
cái nôi của những làn điệu chèo, ca trù,
chầu văn, xẩm, quan họ … , trong khi
các nhân vật chính trong phim đều giỏi
về một thể loại âm nhạc như: Hơn - hát
quan họ hay nhất làng Đông; Nhân - hát
Bức tranh chân thực...
(Tiếp theo trang 5)
Cảnh đập lúa trong phim
T
hương nhớ ở ai
được VFC đầu tư
2.000 cảnh kĩ xảo (con số kỉ lục
của VFC), chiếm khoảng 30%
các cảnh trong phim. Vì thế, phải mất
đến ba năm mới hoàn thành khâu hậu
kì. Lượng cảnh kĩ xảo khổng lồ đó trong
khuôn khổ kinh phí sản xuất phim còn
hạn chế cũng là một bài toán nan giải
của chúng tôi. Rất may, đơn vị hợp tác
khâu kĩ xảo rất ủng hộ đoàn làm phim,
họ cũng muốn thử nghiệm cách làm
phim có chất lượng nghệ thuật cao. Đây
có thể coi là hướng đi mới trong việc tìm
kiếm bối cảnh sản xuất phim còn nhiều
thiếu thốn hiện nay.
Nếu tính những diễn viên có vai, có
thoại thì chỉ có khoảng gần 50 diễn viên
chính phụ. Nhưng có khoảng gần 400
diễn viên quần chúng được lấy ở các địa
phương khác nhau. Câu chuyện phim
diễn ra những năm 50, 60, 70 của thế kỉ
trước nên việc chọn diễn viên quần chúng
tương đối khó khăn. Tiêu chí người phải
gầy, nhỏ, khắc khổ. Họ cũng phải mộc
mạc, chân quê, nhất là đối với nữ, không
được săm môi, săm mắt
hay thẩm mĩ răng, mũi… Hơn nữa,
đoàn làm phim quay ở rất nhiều các địa
phương khác nhau, không thể di chuyển
toàn bộ diễn viên quần chúng được mà
chỉ chọn một nhóm diễn viên quần chúng
làm nòng cốt, còn lại, đến bối cảnh nào
sẽ lựa chọn diễn viên ở địa phương đó. Vì
thế, mỗi “lứa” diễn viên quần chúng mới
là chúng tôi lại phải kể lại nội dung phim,
để mọi người bắt nhịp được không khí
của bộ phim. Họ làm việc hoàn toàn theo
bản năng và cảm tính nên cũng có lúc
Những con số
phía sau màn ảnh
Gần 2.000 cảnh kĩ xảo, xấp xỉ 400 diễn viên quần chúng ở nhiều địa
phương, hơn 500 bộ trang phục được đặt may… là những con số
đáng nể phục của ekip làm phim
Thương nhớ ở ai.
Đạo diễn Bùi
Thọ Thịnh, người dành nhiều tâm huyết và tình cảm cho bộ
phim truyền hình dài tập này, chia sẻ với độc giả TCTH về
chuyện hậu trường làm phim.
ĐD Bùi Thọ Thịnh tai phim trường
Thương nhớ ở ai
Thương nhớ ở ai