27
là nghệ sĩ thích mày mò, quan sát cuộc
sống rồi tổng hợp bằng suy nghĩ của
riêng mình. Tôi vẫn tìm hiểu, học hỏi
đủ mọi lĩnh vực, từ tài chính, thuế, kinh
doanh, kĩ thuật… Nhưng cũng có bộ
môn khiến tôi phải “lắc đầu, lè lưỡi”
đấy, đó chính là thời trang (cười). Trong
một số, tôi đã phải thừa nhận với người
chơi trong chương trình là không biết tí
gì về thời trang. Cá nhân tôi chưa bao
giờ có chút khái niệm nào về mốt hay
thời trang cả.
5 tháng đảm nhận cương vị Giám
đốc Nhà hát Tuổi trẻ, anh đã bắt nhịp
được với công việc mới?
Tôi là Giám đốc thứ 7 của Nhà hát
tuổi trẻ và cũng là nghệ sĩ đầu tiên đảm
nhận vị trí này. Với tôi, việc làm Giám
đốc là một quá trình tiếp nối bởi tôi đã
giúp việc cho Giám đốc trước tôi gần
5 năm với cương vị Phó giám đốc Nhà
hát và 17 năm làm Trưởng đoàn
kịch 2. Chỉ có điều, trước đây, tôi gợi ý
rồi Giám đốc quyết, còn bây giờ, tôi tự
quyết nên trách nhiệm lớn hơn nhiều.
Hiện nay, tôi cùng Ban giám đốc, Hội
đồng nghệ thuật và các trưởng, phó
đoàn đang nghiên cứu xây dựng format
mới cho Nhà hát mà vẫn đảm bảo phù
hợp với tiêu chí nghệ thuật chung cũng
như cương lĩnh chính trị của Đảng và
nhu cầu của khán giả.
Là người luôn đầy ắp những ý
tưởng mới, anh đã lên kế hoạch gì để
đem đến những thay đổi lớn lao cho
Nhà hát?
Từ khi lên làm Giám đốc, tôi cũng
chú trọng hơn đến ca nhạc. Vừa rồi,
chúng tôi có hai chương trình nhạc
Bolero, sắp tới sẽ ra rạp một loạt
chương trình ca nhạc cách mạng của
các nhạc sĩ: Huy Thục, Huy Du… Gần
đây, Nhà hát Tuổi trẻ đã cho ra mắt
chương trình kịch tương tác đầu tiên
tại Việt Nam với 9 vở diễn thử nghiệm.
Với mục tiêu: “Xem kịch theo một cách
khác, chủ động hơn”, ở các tình tiết
quan trọng, khán giả có thể nhấn nút
điều khiển và lựa chọn cái kết mà mình
mong muốn. Điều này giúp thỏa mãn
cảm xúc cá nhân, không còn tình trạng
chia rẽ, tranh cãi khi hạ màn như trên
sân khấu kịch truyền thống. Với cách
làm mới, tối ưu hóa chức năng tương
tác, chúng tôi kì vọng sẽ kích thích
người xem trở lại với thể loại kịch nói.
Sau chuyến học tập về quản lí tại
Nhật Bản gần đây, tôi đang ấp ủ thêm
nhiều dự định mới. Có thể, chúng tôi
sẽ nhìn nhận lại cách thức tiếp cận
khán giả. Mỗi sản phẩm cần phải có
một phương thức bán hàng riêng, sân
khấu cũng không loại trừ. Chúng tôi sẽ
sàng lọc khán giả, tiếp cận những khán
giả thực sự cần chúng tôi bằng cách
cải tiến mỗi vở diễn. Ngoài ra, tôi sẽ
tổ chức “đấu thầu” đạo diễn. Mỗi đạo
diễn sẽ trình bày ý tưởng cho vở kịch
rồi mọi người sẽ bỏ phiếu lựa chọn,
chứ không phân công theo kiểu vỗ vai,
năm nay anh này làm, năm sau đến
lượt người khác.
Gánh trên vai trọng trách của
một vị thuyền trưởng có khiến anh
đau đầu?
Tôi vẫn nói đùa, làm Giám đốc một
nhà hát nghệ thuật thời điểm này là dễ
nhất và cũng khó nhất. Dễ là bởi mình
có thể không làm gì cả, vẫn có đồng
lương bao cấp ít ỏi rồi mọi người xé rào
đi làm ngoài. Nhưng khó là làm sao có
thể quy tụ gần hai trăm khát vọng, hai
trăm ngọn lửa để họ vẫn làm phim, buôn
bán để tồn tại, nhưng khi có vở diễn họ
vẫn cháy hết mình.
Tôi vẫn cố gắng tạo điều kiện cho
các diễn viên đi làm phim để tồn tại và
cũng để họ tích lũy kinh nghiệm diễn
xuất. Quan điểm của tôi là: “Xuất khẩu
diễn viên thường để nhận về ngôi sao”.
Thông thường, chúng tôi lên lịch diễn
cho anh em trong Nhà hát trước vài
tháng để họ chủ động sắp xếp lịch bên
ngoài. Khi tập vở, chúng tôi cũng chuẩn
bị nhiều kíp để dự phòng. Qua rồi thời
kì diễn viên phải ngồi một chỗ đợi đến
giờ tập.
Riêng anh Chí Trung thì sao, làm
Giám đốc rồi, anh có gì thay đổi?
Vẫn là Chí Trung thôi (cười), chỉ có
điều tôi thận trọng hơn trong lời nói.
Còn cống hiến được ngày nào, tôi sẽ
dành hết nhiệt huyết cho tình yêu sân
khấu cháy bỏng cùng năm tháng. Tôi
vẫn luôn tin rằng, một lúc nào đó, khán
giả sẽ trở lại với sân khấu.
Xin cam ơn anh!
An Khê
(Thực hiện)
NSƯT Chí Trung trong phim
Ghét thì yêu thôi