28
VTV
Văn hóa
Giải trí
Người thầy tài năng
và tâm huyết
Thuở còn là sinh viên Sư phạm, Vũ
Hồ Tùng hát mọi lúc, mọi nơi mỗi khi
có cơ hội. Anh năng nổ tham gia các
hoạt động phong trào của sinh viên,
cùng đội văn nghệ của trường đến với
biên giới phía Bắc, tham gia các cuộc
hội diễn sinh viên. Tốt nghiệp đại học,
Hồ Tùng đầu quân về Đoàn Nghệ thuật
Hải quân, cùng đồng đội đi biểu diễn
khắp từ Vùng 1 đến Vùng 5, trở thành
cái tên thân thiết với
lính đảo một thời.
Sau đó, đoàn cử
anh về trường Nghệ
thuật Quân đội để
học tập. Nhạc sĩ An
Thuyên giữ anh ở
lại trường làm giảng
viên bởi thấy trình độ
và tính cách của anh
phù hợp với công việc
giảng dạy. Lần lượt
đảm nhận các vị trí:
Phó Chủ nhiệm Khoa
Sư phạm Nhạc họa,
Phó Trưởng phòng
Đào tạo rồi Chỉ huy
trưởng Cơ sở 2 (tại Thành phố Hồ Chí
Minh), anh vẫn không quên dành cho
mình nhiều thời gian lên lớp và dạy hát
trên sóng phát thanh. Nhiều sinh viên
của anh đã gặt hái được những thành
tích như: Nguyễn Hoài Nam (
Sao Mai
Điểm hẹn
2010), Cao Công Nghĩa (Giải
Vàng Thần tượng Bolero 2016, Trần Thị
Yến Nhi (Giải Nhì dòng nhạc nhẹ
Sao
Mai 2017
), YaSuy (Quán quân
Việt Nam
Idol
2012), ca sĩ Hồ Quỳnh Hương và
rất nhiều sinh viên ra trường đang vững
vàng ở các cương vị công tác khác nhau
trên lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật.
Mỗi nghệ sĩ là một
“bài ca hi vọng”
Trong căn phòng nhỏ
tại Trường Đại học Văn
hóa - Nghệ thuật Quân
đội, chúng tôi may mắn
được dự một tiết dạy
thanh nhạc của thầy Vũ
Hồ Tùng. Không giống
như các lớp học văn hóa
với hàng chục học sinh,
sinh viên, tiết thực hành thanh nhạc chỉ
có một thầy, vài ba trò. Sau khi hướng
dẫn học trò cách lấy hơi, luyện thanh,
thầy Tùng chọn bài, hướng dẫn cách
hát, biểu diễn mẫu rồi đệm đàn cho học
trò hát, sau đó nhận xét, chỉnh sửa chỗ
được và chưa được. Thầy Tùng tâm
sự: “Khi bước chân vào trường, các em
học viên, sinh viên giống như những
viên ngọc thô, chưa mài nên chưa sáng
hết. Người thầy phải biết cách mài dũa
những viên ngọc thô ấy để giúp các em
phát huy tốt nhất năng khiếu nghệ thuật
của bản thân. Bên cạnh việc giảng dạy
theo chương trình đào tạo, người thầy
còn phải trao truyền những kinh nghiệm
thực tiễn, những cái hay, cái đẹp bản
thân tích lũy được trong thực tế cuộc
sống, biết khơi dậy tình yêu, ngọn lửa
đam mê nghệ thuật cho các em”.
Nhiều năm đảm nhiệm các vai trò
khác nhau, cho tới nay, khi gặp anh trong
một giờ lên lớp, nghe và quan sát cách
anh hướng dẫn cho những học trò của
mình khiến tôi vỡ ra được vì sao các học
trò lại yêu quý anh đến vậy. Cái cách anh
dạy cũng đơn giản và gần gũi, giúp học
sinh hình dung được những gì nên và cần
của một nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu.
Bởi anh luôn hiểu một điều, mỗi nghệ sĩ
cũng là một bài ca hi vọng, luôn phải tiếp
cận bằng những cách khác nhau để đi
đến cái đích sau cùng, chứ không phải cứ
luyện tập là được”.
Hiện tại, Thượng tá, Nhà giáo ưu tú
Vũ Hồ Tùng đang là Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật
Quân đội. Nhưng khi nói về mình, anh
chỉ khiêm tốn tự nhận mình cũng chỉ là
một người lính, một người lính có tâm
hồn nghệ thuật và đầy mơ mộng
Thúy Hằng
Sở hữu chất giọng nam cao, giàu
cảm xúc, những năm 90 thế kỉ
trước, Vũ Hồ Tùng không chỉ
được biết đến với tư cách là ca
sĩ mà còn là một nhà giáo tâm
huyết với nghề. Trên cương vị
là Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Văn hóa - Nghệ thuật Quân
đội, anh đã góp phần vào việc
đào tạo nhiều tài năng âm nhạc.
Nhà giáo Vũ Hồ Tùng cùng ca sĩ
Hồ Quỳnh Hương
Người thầy truyền lửa
đam mê