39
Cương). Một sự tối đa từ tạo hình, tạo
mầu, đề tài, mô tuýp cho đến chất liệu.
Tất cả các chân dung trong loạt sáng
tác này của Đỗ Hiệp đều mơ màng,
huyền ảo, có khi còn hài hước tươi vui.
Ngay cả trong một chân dung của tự
vấn trong tác phẩm
Thế hạt mưa rơi
bao lâu
vẫn là một khuôn mặt đang cố
giấu đi nụ cười sắp bật tung. Điều này
có lẽ Đỗ Hiệp đã bắt được từ những
điêu khắc đình làng rất dí dỏm, mộc
mạc mà anh đã thấy và mê đắm, để
đưa vào loạt tác phẩm trong triển lãm
lần này. Đỗ Hiệp tìm thấy ở những tác
phẩm điêu khắc của nghệ sĩ dân gian
ấy cái tình vừa
đời mà vẫn rất
tiên, trái ngược
với đời sống ngày
nay. Cũng từ tình
yêu với những
hồn nhiên, những
chất
tiên
của các
sáng tác dân gian
này mà Đỗ Hiệp
yêu bản thân
mình nhiều hơn
và quyết định
dùng chính mình
để kể câu chuyện
của mình trong
các sáng tác - những câu chuyện của
tươi vui và mơ mộng rất tiên. Loạt
sáng tác trong 3 năm qua ở triển lãm
này, Đỗ Hiệp cũng dùng nhiều chất liệu
hoặc kết hợp nhiều chất liệu trong một
tác phẩm như: sơn dầu trên vải, màu
nước và giấy dó bồi trên vải; kết hợp
chất liệu và kĩ thuật sơn mài đi với sơn
dầu trên toan. Có nhiều bức còn kết
hợp rất độc đáo và công phu giữa sơn
dầu với vàng quỳ, then, khảm trai, ốc…
Đỗ Hiệp thường lấy cảm hứng từ
chính việc tìm kiếm bản thể của mình
làm đề tài bởi anh cho rằng: “Được làm
việc, được trải nghiệm với niềm hạnh
phúc của mình, đó là ước mơ của
không biết bao nhiêu người, thế nên
tôi đã nghiễm nhiên có điều tuyệt diệu
đó rồi thì cứ làm việc thôi. Làm để sẻ
chia, để kể, để “nhật kí” lại hành trình
của cuộc sống. Với tôi, nghệ thuật
chính là đời sống mà. Có người thích
mượn
phong
cảnh để chia sẻ
sự lưu luyến, cô
đơn; kẻ thích
dùng chân dung
để tìm về bản
thể. Tôi thì thích
dùng chính mình
để kể về mình và
về người, như
một sự phản
chiếu lại hiện
thực
(cười).
Không gì bằng
lấy chính thân
xác mình, chính
cảm xúc thật của mình để làm chỗ náu
cho tâm hồn mình…”.
Với mỗi nghệ sĩ, tìm ra con đường
riêng quả là một vấn đề nan giải, nhất
là trong thế giới mạng như ngày nay,
bất kì thứ gì bạn làm ra cũng đều thấy
có người làm trước đó rồi. Đỗ Hiệp
cũng vậy, anh thử nghiệm nhiều rồi
thiên về vẽ trừu tượng nhiều hơn. “Bức
trừu tượng đầu tiên tôi vẽ vào một buổi
trưa, khi vừa nấu cơm vừa vẽ. Bốn
mươi phút sau, bố tôi và bạn về, hai
người ngồi ngắm tranh và khen. Bức đó
tôi mang đi triển lãm sinh viên ở trường
và được họa sĩ Lê Anh Quân của Young
Gallery mời về làm một triển lãm nhóm
bốn sinh viên. Đó là nơi mà các họa sĩ
trẻ thời đó như: Hà Mạnh Thắng, Lưu
Vũ Long, Vượng Thạo sinh hoạt. Từ đó,
tôi được mở mang rất nhiều, mạnh dạn
hơn. Về sau, tôi tập trung thể nghiệm
hơn, mỗi bức tranh dần có hình hài rõ
ràng hơn. Nhưng tôi vẫn không rõ
phong cách của mình gọi là gì, bởi tới
hôm nay, tôi vẫn cứ làm điều mình
thích, dù có người gọi là biểu hiện, là
trừu tượng…”.
MAI CHI
Tác phẩm Em nói tình yêu là một con tàu
Tác phẩm Khắc nhập khắc xuất
Tác phẩm Tạm dừng và... cú cu
Đỗ Hiệp đã có các triển lãm cá nhân: Cơnmê
dài, Nguyenart Gallery, 40 Hàng Mành, Hà
Nội (2008); Tiên, Đông Phong art gallery,
3 Lý Đạo Thành, Hà Nội (2017); và 13, Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội (2019) cùng vô số
các triển lãm tập thể. Anh sở hữu các giải
thưởng: Giải B Saigon Biennale; Giải Festival
Mỹ thuật trẻ toàn quốc; Giải A Mỹ thuật Hà
Nội - Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng
Hội Mỹ thuật Việt Nam... Ngoài ra còn tham
gia triển lãm và cư trú sáng tác nghệ
thuật tại Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...