33
gom nhặt, sưu tầm, một số tự tạo. Cảm
giác không ngừng được khám phá và
sáng tạo cái mới là một trong những sở
thích rất lớn của tôi. Nếu bạn hỏi mục
đích của tôi là gì, tôi cũng không thể
diễn tả được chính xác, chỉ biết là cứ
làm thôi. Cảm thấy sướng lắm, khi “lôi
kéo” được thêm bao nhiêu người đến
nghe mình, nhìn mình,
mời họ bước vào thế
giới riêng của mình và
cùng cảm nhận.
Nhìn vào thị
trường âm nhạc có
cảm nhận, ở ta, sự
sáng tạo chưa được
coi trọng, nhiều khi
mờ nhòa trong thế
giới ồn ào showbiz,
các giá trị thật giả cứ
lẫn lộn. Anh có thấy
rằng mình may mắn
khi một nghệ sĩ chơi
trống trong giàn nhạc
giao hưởng đã bứt
phá thành một nghệ
sĩ bộ gõ độc lập?
Tôi không dám nhận mình là người
trong showbiz, bởi họ có sức ảnh
hưởng lớn, có đông khán giả lắm. Tôi
chỉ là một anh chàng nghệ sĩ bộ gõ độc
lập với in ít khán giả thôi, nhưng họ tiếp
nhận tôi và thế giới của tôi theo cách
khác lắm. Tôi có đẹp đâu, âm nhạc của
tôi cũng chẳng dễ hiểu - ấy là nói theo
cách nếu không có lời diễn giải thì nó
phụ thuộc vào trí tưởng tượng của
khán giả mà. Đấy chính là điều đắt giá
thì phải, tôi nghĩ thế. Điều tôi cảm thấy
may mắn nhất trong sự nghiệp của
mình là mỗi chương trình của tôi, âm
nhạc của Trần Xuân Hoà luôn có sự
theo dõi, ủng hộ và chia sẻ của quý vị
khán giả.
Đã trải qua nhiều cung bậc của
cuộc sống, những sáng tác của anh
muốn gửi gắm tiếng nói gì tới
khán giả?
Mỗi tác phẩm của tôi đều là những
cảm nhận rất riêng về một vùng đất
nào đó, một hay một nhóm nhân vật,
hay có khi chỉ là rung động trước một
tâm sự mênh mang. Tôi hạnh phúc
hơn nếu tác phẩm của mình khơi gợi
được nhiều kí ức riêng của khán giả.
Tôi thuộc tuýp cầu toàn nên làm gì cũng
chậm. Kiểu người nghĩ lâu, nhưng lúc
viết thì thu thập đủ rồi, để cảm xúc dẫn
đường nên rất nhanh “thành hình”. Nói
di sản thì lớn quá, rồi tự dưng tôi lại
nghĩ đến khái niệm “bảo tồn”. Âm nhạc
của tôi không
đứng yên một
chỗ, nó còn vận
động cơ mà!
Đã gần 2
thập niên anh
dành tình yêu
cho bộ môn
nghệ thuật này.
Anh đang rất nỗ
lực hoạt động và
không ngừng
nghỉ trau dồi. Ngoài biểu diễn, anh
có tham gia giảng dạy không? Và
anh hi vọng gì ở lớp trẻ với loại hình
nghệ thuật này?
Tôi đã tâm sự ở trên tôi là người rất
cầu toàn, thế nên sợ “nói trước bước
không qua”. Nhưng tôi có thể chia sẻ
một chút là tôi đang trong quá trình
hoàn thành album đầu tay của mình.
Chỉnh sửa đến khi nào ưng ý nhất thì
mới thôi, đương nhiên là tôi hạn định
cho mình một thời điểm cụ thể. Song
song với nó là sáng tạo những tác
phẩm mới và tìm tòi những hình thức
biểu diễn mới. Trong thời gian gần nhất
khán giả sẽ thấy ở Trần Xuân Hòa vừa
là sự quen thuộc và cái “điên” trên sân
khấu, nhưng cũng vừa là “bình mới và
rượu cũng mới” luôn. Điều quan trọng
nhất đối với tôi là không ngừng tìm tòi
và lao động nghệ thuật thật sự thì khán
giả mới không chán mình được. Tôi
tham gia giảng dạy ít lắm, học sinh có
rất ít luôn, chỉ hai học sinh. Nhưng đó
là hai người mà tôi có niềm tin rằng họ
sẽ tiếp nối được đam mê của tôi.
Lí do gì mà anh lại quyết định
tự sáng tác và biểu diễn tác phẩm
của mình?
Tôi xin kể lại chuyện của 10 năm
trước, khi tôi sang Mỹ biểu diễn. Tôi
gặp GS Brow - một nghệ sĩ bộ gõ. Ông
ấy bảo tôi chơi một bản nhạc. Tôi
hăm hở chơi một tác phẩm của nhạc sĩ
Jon-Cage, xong rồi ông ấy nói: “Anh
bay nửa vòng Trái đất sang đây để anh
chơi nhạc của nhạc sĩ nước chúng tôi
à? Điều đó tôi không muốn ở anh... Tôi
muốn cái anh có, cái mà chúng tôi
không có”. Lúc ấy tôi chết lặng vì câu
nói đó và bắt đầu tôi nuôi ý chí sáng
tác riêng tác phẩm cho mình. Ở các
nước phát triển, khán giả coi trọng chất
xám, cái riêng của từng nghệ sĩ hơn là
những nghệ sĩ đi làm lại. Tôi bây giờ
đã có một con đường và tôi cứ thế mà
đi thôi, mong rằng mình sống cuộc đời
thật có ích đối với bản thân và xã hội.
Xin cảm ơn anh!
HÀ HƯƠNG
(Thực hiện)