Table of Contents Table of Contents
Previous Page  32 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 32 / 92 Next Page
Page Background

32

VĂN HÓA GIẢI TRÍ

Có thể nói, live show

Bộ gõ

của

Nghệ sĩ Trần Xuân Hoà vừa qua là

một đêm nhạc bao hàm: “Đời - âm -

sắc - nghệ”. Vậy mục đích của anh

sẽ mang lại cho khán giả qua đêm

diễn này là gì: kiến thức, giá trị nhân

văn hay giá trị nghệ thuật? Và những

dấu mốc nào quan trọng nhất tạo

nên một Trần Xuân Hoà hôm nay?

Với

Bộ gõ

, tôi muốn nói lên tiếng nói

của chính mình. Sau 13 năm bén

duyên với gõ từ năm 1997, năm 2010,

tôi cùng ba người bạn quyết định thành

lập Go Group - nhóm nhạc bộ gõ độc

lập đầu tiên ở Việt Nam. Với đủ thách

thức khi quyết định tách riêng bộ gõ để

biểu diễn riêng, Go Group đã hân hoan

và tràn đầy hứng khởi sau buổi ra mắt

bởi lần đầu khán giả chứng kiến một

nhóm nghệ sĩ biểu diễn với phong

cách “độc và dị”. Bốn thành viên của

nhóm luân phiên sử dụng hơn 100

nhạc cụ gõ, trong đó chủ yếu là

Marimba, Xylophone, Vibraphone,

Campana, Gran casa, Timpani, thậm

chí có cả đe, búa, lon bia, xoong, thùng

nhôm... tự tạo. Chúng tôi đã ghi dấu ấn

trong lòng khán giả với những tác

phẩm có bản quyền biểu diễn và cả

sáng tác riêng như

Drum and Grian

,

The Train

...

Những người am hiểu về âm

nhạc đều biết, trong một dàn nhạc,

bộ gõ chỉ đóng vai trò tạo nhịp điệu.

Trong giao hưởng, nó có vai trò tăng

kịch tính và tiết tấu cho tác phẩm.

Vậy khi quyết định tách riêng bộ gõ

để biểu diễn, anh đã có những chiến

lược thế nào cho hướng đi của mình? 

Từ khi còn ngồi trong ghế nhà

trường tôi đã nhận ra mình say mê các

nhạc cụ trong bộ gõ. Tôi sớm đã nhận

ra bộ gõ rất phong phú từ màu sắc âm

thanh đến chất liệu, không chỉ cuốn hút

khán giả về phần thính giác mà cả về

thị giác. Bộ gõ hoàn toàn có thể diễn

độc lập như bao nhạc cụ khác nếu như

mình dám thực hiện những tác phẩm

phát huy tối đa công năng, công dụng

của nó. Chiến lược thì nghệ sĩ như tôi

chẳng tính được nhiều đâu, vì con

đường khác biệt này còn dài lắm.

Con người anh như “điên” với

nghệ thuật và chắc chắn catse trong

những buổi hoà nhạc ấy chẳng thể

đem ra so sánh. Vậy tại sao anh vẫn

làm? Động lực nào giúp anh đi tiếp

con đường độc hành trong suốt

những năm qua? 

Nếu nói rằng tôi không quan tâm

đến cơm áo gạo tiền thì là nói dối, tôi

cũng là một người bình thường mà.

Mức catse vẫn khiến cho tôi có thể

sống một cách bình thường được

nhưng việc có thể tiếp tục nuôi những

giấc mơ lớn của mình lại là một điều

khó khăn hơn. Thay vì đam mê đồ hiệu

hay xe hơi, nhà cao cửa rộng... thì tôi

mê nhạc cụ. Phần lớn do tôi tích cóp,

TÔI THẤY MÌNH

MAY MẮN

Nghệ sĩ Trần Xuân Hoà

“NHỮNG ĐẮN ĐO VỀ CÔNG CUỘC MƯU SINH HÀNG NGÀY VẪN

QUẨN QUANH KHIẾN NHIỀU NGHỆ SĨ CÓ ĐAM MÊ ĐẾN ĐÂU

CŨNG CẦN PHẢI “CÂN ĐO ĐONG ĐẾM”. TÔI CŨNG KHÔNG

NGOẠI LỆ. THẾ NHƯNG, CHÍNH TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ CẢM

KÍCH CỦA TÔI ĐỐI VỚI KHÁN GIẢ, SỰ ỦNG HỘ ĐỘNG VIÊN TỪ

BIẾT BAO CON NGƯỜI XA LẠ KHIẾN KHÁT KHAO ĐƯỢC NÓI

TIẾNG NÓI CỦA RIÊNG MÌNH TRONG CON NGƯỜI NGHỆ SĨ CỦA

TÔI TRỖI DẬY”, NGHỆ SĨ TRẦN XUÂN HOÀ CHIA SẺ.