21
cho ai
sẽ là thách thức lớn trong nghề
nhưng trước tâm huyết của ekip và ý
ngh a xã hội của chương trình nên quyết
định vào cuộc.
Anh đã từng chia sẻ về ý nghĩa,
giá trị của chương trình tuyển dụng
nhân sự này, tuy nhiên là một trong
những người đi tiên phong trong việc
xây dựng mảng giải trí trên truyền
hình, anh có nghĩ rằng
Cơ hội cho ai
sẽ được “mềm hóa” đúng cách để
hấp dẫn khán giả đại chúng?
Tôi cũng đã sợ chương trình sẽ bị
khô cứng, rồi đắn đo rằng mùa đầu tiên
sẽ khó tuyển sinh, khó chiêu dụ được
những nhân tố hay, thu hút truyền
thông… Tuy nhiên, khi chính thức vào
cuộc thì các nút thắt dần dần được gỡ
bỏ. Dù bản chất là hoạt động tuyển dụng
nhưng format của
Cơ hội cho ai
được
xây dựng với nhiều vòng thi, luật thi khắt
khe, kịch tính cao. Tôi lấy ví dụ, ở vòng
mang tính chất quyết định thì mức lương
mà các sếp đưa ra cuối cùng phải bằng
hoặc cao hơn đề xuất của người đi xin
việc (đề xuất này hoàn toàn bí mật với
các sếp) thì cuộc đàm phán mới được
chốt, không có thương lượng lại. Mỗi sếp
trong chương trình đều là những người
đáng nể với cá tính riêng, chiến lược
riêng để tạo nên sức hấp dẫn. Còn về
phía tạm gọi là thí sinh, dù quá trình
tuyển chọn không rầm rộ như các
chương trình giải trí nhưng đã xuất hiện
nhiều bạn trẻ giỏi, ấn tượng mà ở cương
vị người dẫn, nhiều lúc tôi rất nóng lòng
muốn làm ngay một điều gì đó để đưa họ
tới với các sếp lớn.
Anh cũng từng là người quản lí
ở VTV, trực tiếp tham gia tuyển dụng
nhân sự để góp phần làm nên một tập
thể năng động, giàu tính sáng tạo, anh
có câu chuyện gì đáng nhớ về những
ngày ấy?
Năm 1997, chúng tôi có cuộc tuyển
dụng lớn cho kênh VTV3, các bạn tham
gia phải viết bài, trả lời phỏng vấn khá
căng thẳng. Nhìn lại, tôi ngh đó là một
khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ vì đã
phát hiện được một lớp phóng viên, biên
tập viên tài năng mà đến giờ họ đều đã
trưởng thành, được khán giả yêu mến,
có dấu ấn nghề nghiệp đậm nét và đủ
sức đảm nhận những vị trí quan trọng
như: Bùi Thu Thủy, Tùng Chi, Diễm
Quỳnh, Anh Tuấn, Bạch Dương… Điều
tôi không mấy hài lòng là lúc đó quá thiếu
nam giới ứng tuyển và đạt tiêu chuẩn.
Dù đã hào phóng tuyên bố cộng luôn 1
điểm cho… giới tính nam thì kết quả thu
về cũng chưa được như ý, mất cân bằng
giới nghiêm trọng cả về số lượng và hiệu
quả công việc.
Anh có kì vọng sự xuất hiện của
Cơ hội cho ai
sẽ góp phần tạo nên
một “kênh” tuyển dụng mới bên cạnh
những “kênh” truyền thống mà
thường được nhắc đến nhiều với yếu
tố thân quen?
Tôi khẳng định, xin việc bằng yếu tố
thân quen không có “kênh” nào thay thế
được, không thể bỏ được. Trong mùa
đầu tiên phát sóng, khả năng gây bão
của
Cơ hội cho ai
không đơn giản nhưng
đâu phải cứ chắc chắn ăn khách tôi mới
làm. Nếu như có thể góp phần nào đó dù
nhỏ thôi để tạo nên cầu nối để tìm kiếm
người tài, tôi cũng vui vẻ nhận lời. Ý
ngh a xã hội của chương trình là rất
đáng quan tâm, giá như ngày xưa có
được cơ hội như này thì đỡ cho thế hệ
chúng tôi biết mấy, sẽ được trực tiếp
nắm bắt thời cơ, được đối thoại và thỏa
thuận quyền lợi chính đáng thay vì tìm
việc trong sự tù mù, trông chờ vào sự
giới thiệu từ người này, người khác.
Nghe nói, trong chuỗi công việc
mà anh tham gia trong năm 2019 còn
có thêm nhiều hoạt động đáng chú ý
khác nữa?
Tôi có tham gia một chương trình
truyền hình thực tế với tên gọi ban đầu là
Sống ở mỏ
dự kiến sẽ lên sóng vào cuối
năm nay hoặc đầu năm sau. Các văn
nghệ s đến sống, làm việc, trải nghiệp
cuộc sống của các công nhân mỏ. Ngoài
ra, tôi còn làm giám khảo trong một cuộc
thi hứa hẹn sẽ khiến khán giả yêu thích.
Xin cảm ơn anh!
HOÀNG HƯỜNG
(Thực hiện)
Cơ hội cho ai
là chương trình
truyền hình thực tế về việc làm
phát sóng lúc 11h thứ Bảy hàng
tuần trên VTV3 bắt đầu từ 14/9.
Mỗi tập phát sóng, 6 vị lãnh đạo
các tập đoàn, doanh nghiệp lớn
sẽ mang đến những cơ hội việc
làm hấp dẫn, sẵn sàng chiêu mộ
những nhân sự tài năng, những
người đang có nhu cầu tìm việc.
Chương trình gồm 3 vòng thi:
Đối
mặt, Chinh phục
và
Cơ hội cho ai.
Những vị sếp lớn sẽ tham gia
tuyển dụng đều là những cái tên
nổi tiếng trong giới doanh nhân
như: Phạm Thanh Hưng, Lưu
Nga, Phùng Tuấn Hà, Vũ Mạnh
Hùng, Ngô Hoàng Gia Khánh.
Nhà báo Lại Văn Sâm được coi là sứ giả ký ức