19
Còn khi đón nhận danh hiệu NSND,
người mà tôi ngh đến đầu tiên là gia
đình và người vợ yêu quý. Có thể nói,
vợ đóng góp 90% thành công của tôi.
Vì thế, tôi muốn tặng danh hiệu NSND
cho bà xã. Vợ tôi hi sinh tất cả để đứng
đằng sau chồng, làm vô số việc không
tên để chồng yên tâm theo đuổi nghệ
thuật. Vợ tôi tuy không làm trong l nh
vực nghệ thuật nhưng có hiểu biết sâu
sắc về nghệ thuật, đồng cảm với công
việc của tôi. Tôi thường xuyên đi đêm
về hôm, có những đợt vắng nhà đến
vài tháng nhưng cô ấy vẫn vui vẻ, giúp
tôi lo toan chuyện nhà cửa, chăm sóc
con cái...
Theo anh, đối với một diễn viên,
thách thức nào để ghi dấu ấn với
khán giả?
-
Đối với diễn viên, bất cứ vai diễn
nào cũng đều là những thách thức. Dù
là những vai diễn lớn hay nhỏ, khi mình
đã nhận đều phải vượt qua. Còn riêng
bản thân tôi, thách thức lớn nhất trong
nghệ thuật thứ bảy là vào vai Lương
Bổng của bộ phim
Người phán xử
. Bởi
khi vào vai một tay xã hội đen lạnh lùng,
tôi phải suy ngh , nghiên cứu rất nhiều
về giới giang hồ và tôi biết, thế mạnh
của tôi không phải là hình thể, vóc dáng
mà chỉ có thể là ánh nhìn, tôi khai thác
ánh nhìn trở thành một điểm nhấn
riêng, một kiểu mẫu giang hồ được dán
tem riêng của Trung Anh ở lối diễn khác
với các nhân vật hiền lành, khắc khổ
thường thể hiện.
Nhìn về quá khứ, cơ duyên nào
đưa anh đến với công việc diễn xuất?
- Năm 1978, Nhà hát Kịch Việt Nam
tuyển chọn để đào tạo lứa diễn viên đầu
tiên. Tôi giấu gia đình, làm hồ sơ đăng
kí theo tâm lí “được thì được, không thì
thôi”. Tôi mất mẹ từ nhỏ nên tính tình
khá trầm, ít nói. Mẹ kế, các anh đều tốt
với tôi. Thế nhưng, ở tuổi 17, tôi muốn
sống độc lập, không phụ thuộc vào ai.
Sau khi đỗ vào lớp diễn viên khóa 1 của
Nhà hát, tôi theo học bốn năm. Trong
thời gian đó, tôi và các bạn được nhiều
tên tuổi lớn của nghệ thuật sân khấu lúc
bấy giờ như NSND Đoàn Dũng, NSƯT
Dương Viết Bát... dìu dắt, truyền lửa
đam mê. Khi tốt nghiệp, tôi thực sự yêu
và muốn gắn bó với sân khấu kịch.
Nghề diễn có đem lại khó khăn
gì cho anh?
- Khó khăn thì có rất nhiều. Tôi vẫn
còn nhớ, vào ngày 30/8/1982, tôi tốt
nghiệp lớp Diễn viên khóa 1 của Nhà
hát Kịch Việt Nam. Tám ngày sau, tôi
cùng Quốc Khánh, Đỗ Kỷ, Trọng Trinh
lên đường đi bộ đội. Lúc đó, chiến tranh
biên giới phía Bắc vẫn chưa kết thúc.
Chúng tôi đóng quân ở Quảng Ninh.
Đời sống quân ngũ thời chiến gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi
động viên nhau để sớm có thể trở về
cống hiến cho sân khấu. Sau hai năm,
chúng tôi được xuất ngũ sớm nhờ có
nhiều thành tích tốt trong quân đội. Tôi
choáng ngợp khi nhìn các bạn cùng lứa
diễn xuất, còn mình bị thụt lùi quá xa.
Một năm sau, tôi chỉ vật vờ đóng vai
quần chúng. Tôi bất lực, nản lòng và
từng ngh đến việc bỏ nghề. Các anh
trai khuyên: “Mày cân nhắc, theo được
thì theo, không thì anh xin cho đi xuất
khẩu lao động”. Trong thời gian suy
ngh về tương lai, tôi vẫn đến Nhà hát,
xem các thầy cô và các bạn, các em
diễn. Điều đó khiến “máu nghệ s ” trong
tôi nổi lên, quyết định không từ bỏ. Tôi
mất 4 - 5 năm sau đó để được giao vai
thứ chính rồi dần dần là vai chính.
Truyền hình mang lại cho NSND
Trung Anh cũng như các nghệ sĩ sân
khấu sự nổi tiếng, tiền bạc để mưu
sinh nhưng đó chỉ là cứu cánh tinh
thần của anh những lúc không làm
sân khấu. Có phải tình yêu và đam
mê của anh vẫn dành cho sân khấu?
- Đối với những người gắn bó cả
cuộc đời với sân khấu như tôi, sân khấu
vẫn có sức hấp dẫn ghê gớm. Làm sân
khấu vẫn “sướng” hơn. Nhưng Nhà hát
kịch Việt Nam hiện nay không có những
vở lớn, đường hướng của Nhà hát
không phù hợp với tôi nữa. Tôi đã theo
đuổi sân khấu cả một đời rồi, bây giờ nó
đang rẽ sang con đường khác thì mình
cũng đành đi con đường của mình.
Đóng phim là một cứu cánh về mặt kinh
tế và được khán giả biết đến nhiều hơn
sân khấu, nhưng đó không phải là mục
đích của tôi. Với tôi, sân khấu vẫn là
niềm đam mê lớn nhất.
Kế hoạch sắp tới của anh là gì?
- Hiện nay, tôi có nhận được vài lời
mời ở mảng điện ảnh và phim truyền
hình. Tuy nhiên, tôi không ưng ý kịch
bản nên chưa nhận lời. Ngoài ra, sau
thời gian dài tham gia phim
Về nhà đi
con
, tôi muốn dành nhiều thời gian cho
gia đình và bản thân để tái tạo lại sức
lao động.
Cảm ơn anh! Chúc anh thành
công hơn nữa trong con đường
sự nghiệp!
Cảm ơn thương hiệu điện thoại
Oppo Camera phone đã đồng hành
cùng chương trình
VTV Awards
!
NT
(Thực hiện)
Ảnh:
PV
NSND Trung Anh vai Bố Sơn trong phim
Về nhà đi con