Table of Contents Table of Contents
Previous Page  47 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 92 Next Page
Page Background

47

với bà con nông dân, có nghĩa là phải

hiểu nhiều hơn, sâu hơn vấn đề mình

nói chứ không chỉ là phát thanh. Nếu

để ý, khán giả sẽ thấy những người

dẫn

Bông lúa

thường rất ít phụ thuộc

vào màn hình chạy chữ trước mặt

(Cue) mà phần lớn là trao đổi, trò

chuyện, chia sẻ. Nắm chắc vấn đề là

yếu tố quan trọng nhất và nó cũng là

cái khó nhất. Nông nghiệp có rất nhiều

lĩnh vực, từ cây trồng, chăn nuôi, dịch

bệnh đến thuốc bảo vệ thực vật, từ

phân bón đến thị trường rồi hội nhập...

Rất may, nhóm Nông nghiệp của tôi có

nhiều anh chị rất giỏi, nên việc học hỏi

cũng dễ dàng hơn. Để có nền tảng tốt,

hàng ngày, tôi vẫn giữ thói quen tìm

hiểu, đọc thật nhiều các thông tin nông

nghiệp và liên quan đến nông nghiệp.

Đã bao giờ Minh Thư có ý so

sánh với phóng viên các mảng khác

như văn hóa, kinh tế, chính trị - rằng

cũng là phóng viên mà sao mình

suốt ngày phải đi lội ruộng còn

đồng nghiệp lại được đến những

chỗ sang trọng, toàn tiếp xúc với

chính khách? 

Nói thật, tôi sinh ra và lớn lên ở Hà

Nội nên nông nghiệp, nông thôn với tôi

như một “nơi xa xôi”. Thế nhưng, có lẽ

chính điều đó lại gợi cho tôi một sự tò

mò rất lớn về làng quê, về nông thôn.

Nhìn tôi chẳng giống một phóng viên

nông nghiệp mấy nhưng khi học nghề

cùng các anh chị đồng nghiệp, tôi lại

thấy mảng nông nghiệp rất gần gũi,

thân thiết.

Sang trọng, tiếp xúc với chính

khách cũng đâu có sung sướng, các

anh chị đồng nghiệp của tôi lại phải

chịu những sức ép khác mà mình chắc

gì đã có thể hiểu, có thể chịu được mà

so sánh. Nên tôi không nghĩ gì cả, cứ

nỗ lực làm việc của mình thật tốt.

Một cô gái thành phố sẽ bỡ

ngỡ khi làm quen với nhà nông

nhưng áp lực lớn hơn theo tôi còn

nằm ở vấn đề khác?

Tôi nghĩ, đối với phóng viên hay

dẫn chương trình thì cái khó khăn nhất

vẫn là tầm nhìn. Tuổi 30 tôi vẫn thấy

mình loay hoay với những hướng đi

trong lĩnh vực nông nghiệp thì phải. Tôi

đang cố gắng định hình cho mình một

con đường đi rõ nét hơn, công việc tôi

đang theo đuổi hàng ngày này đang

hướng tới mục tiêu nào? Đó có phải là

góp phần thay đổi tư duy người nông

dân?; Một ngành chăn nuôi không còn

manh mún, nhỏ lẻ; làm sao để nông

nghiệp hội nhập hay ứng dụng công

nghệ 4.0 vào nông nghiệp... Tôi cho đó

là việc khó nhất rồi sau đó mới là

những câu chuyện chi tiết trong nghề.

Được biết, Minh Thư v a có

chuyến đi học về nông nghiệp và

tác nghiệp tại Ba Lan, bạn có

thể chia s đôi chút về hành

trình này?

Tôi khá ngỡ ngàng khi được biết

đây là quốc gia có nền nông nghiệp

phát triển mạnh ở châu Âu với các

ngành hàng chủ lực như là trái cây,

chăn nuôi gia cầm, lợn… Ấn tượng

nhất có lẽ là được tham quan một công

ty xuất khẩu táo của Ba Lan. Ở đây, tất

cả đều được thực hiện bằng máy móc,

từ phân loại kích cỡ trái táo, mầu

sắc, độ chín… Đặc biệt là nhờ hệ

thống bảo quản hiện đại mà táo ở đây

có thể bảo quản được một năm trời,

đến khi xuất khẩu vẫn giữ được độ

tươi ngon, thậm chí còn giữ nguyên

được cả cuống và lá. 

Tôi hiểu nông nghiệp đất nước ta

còn quá nhiều khó khăn, nhưng tôi vẫn

có một niềm tin rằng, trong tương lai

không quá xa, nông sản Việt Nam

chúng ta sẽ giải quyết được bài toán

bảo quản và chế biến giống nước

bạn. Khi đó, chắc hẳn là nông sản của

chúng ta có thể xuất khẩu mạnh hơn,

mở rộng thị trường nhiều hơn nữa.

Cảm ơn Minh Thư!

THAO GIANG

(Thực hiện)

Tác nghiệp tại vùng cao

Cùng ekip CT

Chào buổi sáng