Table of Contents Table of Contents
Previous Page  43 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 43 / 92 Next Page
Page Background

43

lên núi gần tâm đám cháy để tác

nghiệp. Chúng tôi được một chiến sĩ bộ

đội dẫn men theo lối mòn lên núi, để có

thể rút lui nhanh nhất ngay sau khi tác

nghiệp. Mất 15 phút đi từ chân núi mới

có thể lên được vị trí tiếp cận đám cháy

gần nhất. Khi lên đến nơi, chúng tôi gần

như không thể thở được bởi thiếu

dưỡng khí. Chỉ kịp dẫn một đúp hình

trong vỏn vẹn vài phút rồi chúng tôi

nhanh chóng chạy xuống. Khi vừa đặt

chân xuống núi thì chỉ hai phút sau, lửa

đã lan đến chỗ chúng tôi vừa đứng.

Một trở ngại nữa là do gió Tây Nam

thổi quá mạnh nên tôi không thể sử dụng

flying - cam để ghi lại toàn cảnh đám

cháy. Lúc đó, tôi đã đẩy cần lái hết cỡ

nhưng flying - cam vẫn không thể tiến

lên chút nào. Là người sử dụng flying -

cam nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ

tôi gặp phải tình huống như vậy. Chiếc

flying - cam đã bị gió thổi tạt đẩy đi rất xa

khiến một lúc sau, tôi mới có thể kéo về

vị trí ban đầu. Và thật may mắn là vừa

đến nơi cũng là lúc máy hết pin.

Anh có thể chia s về tình hình

công tác chữa cháy, dập l a tại

hiện trường?

Thời điểm chúng tôi có mặt tại Nghi

Xuân, có khoảng hơn 1.000 người

được huy động trực tiếp dập đám cháy

nhưng chủ yếu để ngăn không cho lửa

tiếp cận gần khu dân cư, biện pháp tốt

nhất họ có thể làm. Có những thời

điểm, chúng tôi và lực lượng chức

năng bất lực nhìn đám cháy lan rộng

bởi diện tích cháy quá rộng, lửa bùng

phát quá nhanh, quá mạnh. Địa điểm

xảy ra hỏa hoạn lại chủ yếu là rừng

thông, thảm thực bì bên dưới dày

khoảng 2m hầu hết đều là cây khô nên

bén lửa rất nhanh. Từ 13h chiều khi

đám cháy khởi phát cho đến trưa hôm

sau, đám cháy đã đi được 5km dọc

dãy núi. Trong nửa ngày, lực lượng

chức năng đã tạo ra 5 đường băng cản

lửa rộng 15m, dài khoảng 100m bằng

cách phát quang cây cối. Bao nhiêu

mồ hôi, công sức đổ xuống, nhưng cứ

tạo xong đường nào thì lửa lại cháy hết

do gió quá mạnh đã thổi tàn lửa lan

sang bên cạnh.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ dập

lửa, chữa cháy đã cố gắng hết sức.

Hầu như các chiến sĩ lực lượng quân

khu 4 không được nghỉ ngơi trong

4 ngày liên tiếp. Bản thân chúng tôi phải

cùng họ vượt vách núi đá để tiến sát

gần biển lửa mới cảm nhận được nỗi

gian nan, vất vả và tinh thần quả cảm

của lực lượng chức năng. Những người

lính đều rất mệt mỏi trong không khí

ngột ngạt của đám cháy. Tôi đã từng

nhiều lần tác nghiệp tại các vụ cháy

rừng ở Điện Biên, Lào Cai, nhưng chưa

từng chứng kiến một vụ cháy nào lớn,

kéo dài nhiều ngày và phải huy động

lực lượng chức năng chữa cháy đông

đảo như tại Hà Tĩnh.

Hình ảnh nào khiến anh ám ảnh

nhất trong chuyến tác nghiệp này?

Đó là hình ảnh một người phụ nữ ở

Nam Đàn, Nghệ An bị chết cháy trong

quá trình dập lửa cứu rừng. Bà mang

nước lên tiếp tế cho bộ đội và người

nhà đang chữa cháy ở khu rừng của

gia đình được giao để khoanh nuôi.

Trên đường về, gió tạt ngược khiến bà

bị ngọn lửa cuộn chết. Đến khi dập tắt

lửa mọi người mới phát hiện được thi

thể bà...

Tôi cũng bị ám ảnh bởi những

gương mặt hoảng hốt, lo sợ của người

dân. Có những nơi, lửa bùng phát ngay

sau nhà khiến người dẫn phải đi sơ tán

khẩn cấp. Tất cả đồ đạc đều phải di dời

khỏi nơi nguy hiểm. Khi có mặt ở đó, tôi

có cảm giác như đang đứng giữa một

cuộc chiến. Trật kín lực lượng công an,

quân đội, không khí vô cùng gấp gáp,

khẩn trương. Người dân hoảng hốt,

nháo nhào. Tiếng loa liên tục phát đi vị

trí đám cháy, yêu cầu người dân sơ tán.

Ban đêm, họ không dám ngủ trong nhà.

Một số người dân cho biết, chưa bao

giờ họ chứng kiến một đám cháy lớn,

nguy hiểm cận kề đến như thế.

Những thiệt hại về vật chất của vụ

cháy rừng vô cùng to lớn. Theo thống

kê sơ bộ, riêng khu vực núi Hồng Lĩnh,

toàn bộ hơn 61ha rừng thông sắp thu

hoạch bị thiêu rụi hoàn toàn không thể

phục hồi. Có thể phải mất gần 20 năm

nữa người dân mới có thể khôi phục

một rừng thông như vậy. Tại Hương

Sơn, hơn 200ha diện tích trồng keo

theo một dự án Jica (Nhật Bản) đã

được đầu tư 10 năm chuẩn bị đến giai

đoạn thu hoạch cũng bị mất trắng. Cuộc

sống của người dân tại những khu vực

lửa đi qua bị đảo lộn hoàn toàn. Những

thiệt hại nặng do vụ cháy rừng chắc

chắn sẽ để lại nhiều bài học trong việc

nâng cao nhận thức và ý thức của

người dân về phòng, chống cháy rừng.

AN KHÊ

(Thực hiện)

Có những lúc, một đơn vị bộ đội được điều

động vừa lên đến nơi thì lửa bùng lên quá

mạnh nên chỉ huy lại yêu cầu rút về để

đảm bảo an toàn. Có những chiến sĩ phải

dùng cả mũ cối để múc từng mũ nước từ

suối hỗ trợ, nhưng đám cháy quá lớn nên

đành bất lực nhìn lửa thiêu rụi từng

khoảng rừng.

PV Trường Sơn tác nghiệp trước

cánh rừng bị thiêu trụi sau đám cháy