61
đại chiến
rất khác biệt. Lần đầu tiên
tôi tham gia một chương trình mà
khán giả trường quay, nghệ sĩ khách
mời hoàn toàn là nữ. Cách loại thí sinh
cũng khác biệt, bằng cách để vũ
công đẩy chàng trai xuống hồ bơi.
Trong trường quay sôi động, vui vẻ, khi
mà mọi người đều cởi mở, thoải mái
bày tỏ cảm xúc như vậy, nếu tôi cứ
cố giữ sự điềm tĩnh hoặc quá trầm thì
sẽ bị lạc ra khỏi không khí.
Tôi luôn có hai nguyên tắc bất di
bất dịch khi nhận lời bất cứ chương
trình nào. Thứ nhất là không trang
điểm, tôi không thể đẹp hơn được
đâu (cười). Thứ hai đừng bắt tôi phải
nói hay làm những gì tôi không muốn.
Nhà sản xuất cảm thấy phù hợp thì
cùng hợp tác. Tôi không chạy theo
những yêu cầu nhất thời nào đó mà
vẫn giữ nét riêng của mình. Ví dụ, ở
Quý ông đại chiến
, có lần tôi nhận
được ý kiến phản hồi từ ekip sản xuất
rằng, họ cảm thấy xúc động trước
cách dẫn của tôi khi nói về một thí
sinh đặc biệt với chiều cao khiêm tốn,
ngoại hình khó lòng so sánh với các
anh chàng điển trai, sáu múi. Tôi luôn
muốn tìm ra những yéu tố tích cực dù
ở một chương trình thuần giải trí,
mang đến cảm xúc, sự tự tin cho
những người tham gia
Ở tuổi về hưu nhưng sức làm
việc, năng lượng của anh vẫn dồi
dào khiến cho các ekip thực hiện
cũng bị cuốn theo ngọn lửa ấy…
Có sự cố ngoài ý muốn khiến đợt
ghi hình đầu tiên của tôi cùng
Quý
ông đại chiến
kéo dài đến tận 6 giờ
sáng. Khi xong việc, tôi nhận được tin
nhắn từ các bạn trẻ cùng làm, họ
cảm ơn tôi vì đã giữ lửa cho cả
chương trình. Với tôi, khi lên sân khấu
thì dẫn dắt như là điều gì đó hết sức
bản năng. Càng đông khán giả,
càng như lên đồng. Tôi nhớ hồi làm
SV
, có lần tôi đến trường quay sát giờ
ghi hình, chỉ còn 15 phút để bắt đầu.
Vậy mà cứ khoác cái áo vào, cầm
micro là hòa vào không khí một cách
ngon lành. Tính cách của tôi như thế
rồi, chứ không cần phải cố.
Từ góc nhìn của một trong
những người tiên phong đưa các
game show, các chương trình giải
trí về với màn ảnh nhỏ Việt, tình
trạng bão hòa của thể loại này hiện
nay liệu có thể thay đổi?
Quý ông đại chiến
được thực hiện
từ một format có từ đầu những năm
1990 ở Đức và đã dừng sản xuất từ
hơn hai mươi năm nay nhưng khi
được sản xuất lại, với cách làm mới,
sự kết hợp các yếu tố từ thi tài năng,
hài tình huống…, tôi thấy trở nên mới
lạ. Ở góc độ làm nghề, tôi thấy tiết
tấu chương trình, nhất là âm thanh
hiện trường - một điểm yếu cố hữu
của nhiều sô - đã đạt được hiệu quả
khá tốt. Làm game show đôi khi cũng
giống như thời trang vậy, cũ người,
mới ta, như sự quay vòng của mốt, khi
“Tôi luôn muốn tìm ra những yếu
tố tích cực dù ởmột chương trình
thuần giải trí, mang đến cảmxúc,
sự tự tin cho những người tham
gia.” – Nhà báo Lại Văn Sâm
trở lại với diện mạo hấp dẫn hơn thì
khán giả vẫn đón nhận, yêu thích.
Phải chăng sau thời kì hoàng
kim của các cuộc thi ca hát, bùng
nổ của hài thì giờ là giai đoạn sôi
động của các chương trình để
những chàng trai cô gái thể hiện
sức hút, chinh phục đối phương
bằng ngoại hình, tài năng qua
hàng loạt chương trình đang nở rộ
trên sóng truyền hình?
Tôi nghĩ không nên khoác cho
các chương trình cái áo quá rộng
hay thông điệp quá lớn lao mà hãy
nhìn thẳng vào bản chất giải trí của
nó. Điều may mắn cho
Quý ông đại
chiến
nói riêng và các game show
truyền hình như bạn đề cập đến là
bây giờ những người tham gia thoải
mái hơn nhiều trong việc bày tỏ suy
nghĩ, cảm xúc của mình. Tôi đã chứng
kiến 200 quý cô ở trường quay nhiệt
tình cổ vũ, hú hét, ồ lên, thả tim, bình
luận sôi nổi về các chàng trai…Những
điều đó trước kia còn e dè lắm. Từ
các chương trình như này, tôi thấy
Phụ nữ Việt Nam đang thay đổi nhiều,
họ bạo dạn, chủ động trong cả
chuyện riêng tư và không ngại bày tỏ.
Theo tôi, con người nên cởi mở với
nhau như vậy.
Xin cảm ơn anh!
Hoàng Hường
(Thực hiện)
Ảnh: Chương trình cung cấp