59
sĩ đang gặp phải. Nhiều kiều bào đã
không giấu được nước mắt vì thương
các cán bộ, chiến sĩ còn rất trẻ
nhưng rất vững vàng, lạc quan. Điều
kiện ở đó có thể thiếu thốn hơn
nhưng họ vẫn cố gắng sao cho
cuộc sống sinh hoạt vẫn có vườn
rau xanh, nuôi vịt, nuôi lợn, dù phải
chắt chiu từng ca nước ngọt.
Ấn tượng hơn nữa là sự nhìn nhận
của các thế hệ cô chú kiều bào với
thế hệ trẻ. Có gần 70 kiều bào đến
từ 24 nước chia làm 24 đoàn, họ
thực sự tin tưởng để người trẻ dẫn
dắt hoạt động của đoàn tại chuyến
đi lần này và các bạn rất năng nổ
và nhiệt tình.
Thục Linh cùng quay phim
Phạm Tuấn Anh đã có những hoạt
động hết công suất khi bám sát,
phản ánh các hoạt động của đoàn
kiều bào ở khắp nơi trên thế giới đi
thăm Trường Sa. Linh có thể chia sẻ
đôi chút về chuyện hậu trường tác
nghiệp của ekip?
Trong thời gian ngắn, chúng tôi
phải sắp xếp công việc để tác nghiệp
được nhanh nhất, thuận lợi nhất, phát
hiện những góc nhìn mới, bắt lấy
được những khoảnh khắc ý nghĩa.
Gần như điện thoại của tôi lúc nào
cũng sẵn sàng để quay khi quay phim
chưa kịp đến và ngược lại, khi thấy
những chi tiết mới, quay phim cũng sẽ
chủ động tác nghiệp luôn chứ không
chỉ làm theo đặt hàng của biên tập.
Qua những chuyến đi như thế này, tôi
học hỏi được rất nhiều, kể cả cách
làm việc của đồng nghiệp ở cơ quan
báo chí khác. Là phóng viên trẻ, khó
thể tránh khỏi những non nớt, nhưng
nếu không có cơ hội tham gia những
chuyến công tác như thế thì chúng tôi
cũng khó trưởng thành nhanh được.
Vì vậy, tôi cảm thấy vinh dự khi được
ban lãnh đạo tin tưởng cử một người
trẻ như mình tham gia tác nghiệp tại
chuyến đi như thế này.
Trong suốt 10 ngày đi qua các
đảo, một mảng đề tài không thể
thiếu, đó là phản ánh đời sống của
các chiến sĩ trên đảo. Đề tài nào
Thục Linh tâm đắc nhất?
Đề tài tâm đắc nhất có lẽ là ý
tưởng đóng góp của các kiều bào
trẻ, câu chuyện của họ rất đáng
khâm phục và xúc động. Ví dụ như
các bạn trẻ trong Quỹ vì chủ quyền
biển đảo tại Hàn Quốc, 3 năm nay, họ
vẫn đều đặn chia nhau mang những
ý tưởng đóng góp, không chỉ trong
cộng đồng Hàn Quốc, mà còn từ
nhiều nước về với Trường Sa. Từ những
lần đầu mang hệ thống phát điện đa
năng ra tặng cán bộ, chiến sĩ Trường
Sa, do chưa có kinh nghiệm trong việc
lắp đặt, thời gian trở lại tàu đã đến mà
công việc vẫn chưa xong nhưng cuối
cùng mọi thứ cũng êm xuôi. Từ trên
tàu họ thấy đèn từ đảo đã sáng
nhưng liên tục chập chờn, nghĩ rằng
việc lắp đặt thất bại nhưng hóa ra
cán bộ đã nháy 3 lần đèn để cảm ơn
những gì kiều bào đã mang đến. Điều
đó tiếp tục thôi thúc họ có những
hoạt động để đóng góp nhiều hơn về
với Trường Sa. Thực sự nghe câu
chuyện đó mình rất xúc động.
Cảm ơn Thục Linh!
Ngọc Ma
i (Thực hiện)
Bên cạnh việc phản ánh về cuộc sống,
công việc của quân dân tại đây, ekip
cũng cố gắng khai thác cảm nhận,
nguyện vọng của kiều bào về với
Trường Sa, những ghi nhận của quân
dân Trường Sa về những đóng góp,
quan tâm của kiều bào, không chỉ là
những người đang có mặt mà còn là
tình cảm, đóng góp của nhiều cộng
đồng người Việt ở nước ngoài. Có thể là
tài chính, có thể là vật dụng phục vụ
công việc cuộc sống hàng ngày của
quân dân nơi đây. Dù ít hay nhiều
nhưng dù ở đâu, người Việt cũng luôn
hướng về quê hương.
Một hình ảnh ấn tượng của
Đoàn kiều bào ở Trường Sa
PV Thục Linh và quay phim Tuấn Anh (bìa trái)
cùng các chiến sĩ trẻ ở Trường Sa