Previous Page  83 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

83

bước ngoặt khó tin cô đã mở ra cùng

bộ phim

Wonder Woman

(Nữ thần

chiến binh). Không chỉ là bom tấn về

doanh thu với hơn 800 triệu USD,

Wonder Woman

còn là phim siêu anh

hùng đầu tiên trong kỉ nguyên mới

chọn phụ nữ làm nhân vật trung tâm,

nhận được vô số lời khen ngợi và đủ

tầm vóc để cạnh tranh các giải thưởng

chuyên môn một cách nghiêm túc. Bản

thân Gal Gadot cũng cho thấy sức

mạnh trong đời thực của một nữ diễn

viên vốn làng nhàng bậc trung, hình

thể không mấy phù hợp lại có thể

vươn lên thành hình tượng đáng nhớ

nhất trên màn ảnh năm 2017, trở

thành nữ hoàng phòng vé với khoản

lời mang về không hề kém cạnh các

nam đồng nghiệp vai vế nhất. Không

quá sôi động trong chiến dịch vận

động truyền thông nhưng bộ phim

thấm đẫm màu sắc đen tối, buồn mà

vẫn ấm áp

Three Billboards Outside

Ebbing, Missouri

(Ba tấm bảng quảng

cáo vùng Ebbing, Missouri) lại trở

thành ứng cử viên sáng giá nhất trong

chặng cuối của cuộc đua giải thưởng.

Xuất sắc giành ba giải thưởng lớn ở

thể loại chính kịch cho Phim hay nhất,

Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và

giải cho biên kịch,

Three Billboards

Outside Ebbing, Missouri

là sự tôn vinh

tuyệt vời cho diễn xuất của nữ nghệ sĩ

kì cựu không hề có lợi thế về ngoại

hình Frances McDormand. Phim cũng

là câu chuyện giàu chất nữ tính, thấm

đẫm nhân văn về người mẹ khắc

khoải tìm kiếm sự thật về cái chết của

người con gái. Ba tấm bảng quảng

cáo với ba thông điệp xé lòng mà

người mẹ bày ra trên đường lớn có sự

tương đồng nào đó với những khẩu

hiệu mà phái nữ đã thường xuyên sử

dụng trong các cuộc biểu tình thời

gian qua.

Với lĩnh vực truyền hình, sức mạnh

nữ quyền thậm chí còn rõ ràng hơn

nữa. Tiên phong là dàn diễn viên nữ

xuất sắc hiếm có trong lịch sử màn

ảnh nhỏ đến từ bộ phim

Big Little Lies

(Những lời thì thầm nhỏ to). Để kể hết

giải thưởng mà phim giành được sẽ

mất kha khá giấy mực nhưng giá trị

của bộ phim còn vượt xa các chiếc

cúp chiến thắng khi bắt trúng thời

cuộc, đưa những người phụ nữ bị bạo

hành, bị tấn công tình dục, bị đối xử

không xứng đáng tập hợp lại bên

nhau thành một tập thể. Nổi bật nhất

trong phim là Nicole Kidman. Vai diễn

bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần

giúp “thiên nga nước Úc” thâu tóm

mọi giải thưởng diễn xuất, đem về cho

cô Quả cầu vàng sau 14 năm chờ

đợi. Cùng với cô bạn Reese

Witherspoon, Nicole Kidman đang ấp

ủ kế hoạch thực hiện nhiều những dự

án truyền hình cho phái nữ. Trước mắt

sẽ là phần 2 của

Big Little Lies

với nội

dung hứa hẹn sẽ còn mang đậm hơi

thở cuộc sống - trào lưu nữ quyền. Ở

hạng mục dành cho phim dài tập thể

loại chính kịch, không có bất cứ đối

thủ nào đủ sức ngăn cản

The

Handmaid’s Tale

(Chuyện người hầu

gái). Mang đến dự cảm đau thương

trong tương lai giả định cho phái nữ

nhưng đọng lại trong suốt series phim

đẹp đẽ này lại cũng chính là niềm hi

vọng vào cuộc trỗi dậy, ý chí phản

kháng không chấp nhận số phận bị

nô lệ. Nữ diễn viên chính của phim -

Elisabeth Moss - một Nhân vật của

năm khác theo bình chọn của

Entertainment Weekly, cũng được gọi

là “nữ hoàng” vì sự xuất thần trong

từng khoảnh khắc cô xuất hiện trên

màn ảnh nhỏ. Vốn không ít lần thất

bại, bị ghẻ lạnh ở các giải thưởng,

Elisabeth Moss đã vươn lên khẳng

định đúng giá trị của bản thân.

Có phải là hiện tượng

nhất thời?

Sự bùng nổ của quyền lực đen

năm 2016 đã giảm nhiệt khá nhiều

khi bước sang nửa cuối năm 2017.

Vậy thì trào lưu nữ quyền liệu có phải

chuyện ngày một ngày hai, chỉ ồn ào

trong khoảng thời gian nào đó rồi lại

bị trật tự bấy lâu của ngành công

nghiệp giải trí đưa vào “khuôn khổ”.

Với những gì phái yếu đang hợp

sức làm bằng truyền thông, bằng

hành động cụ thể với sự

hưởng ứng, đồng tình

của không ít đại

diện phái mạnh,

chắc chắn

Time’s Up

không phải

chiến dịch

nhất thời. Sắc

tộc có thể là

vấn đề tương

đối đặc thù ở

nước Mỹ nhưng

giới tính lại là câu

chuyện mang tính

toàn cầu, có thể nhận

được sự cộng hưởng từ

hàng loạt quốc gia ngoài

nước Mỹ. Đây cũng

không chỉ là chuyện riêng ở làng điện

ảnh mà đúng như Oprah Winfrey

nhận định: là điều có thể gặp ở bất

cứ tôn giáo, lãnh thổ, bất cứ lĩnh vực

nào, môi trường làm việc nào trong

cuộc sống. Rào cản sẽ vẫn có. Chẳng

hạn chưa thể thay đổi ngay thực

tế rằng hiếm (hoặc chưa

từng có) nữ diễn viên

nào trên 50 tuổi

được giao cầm

trịch một phim

kinh phí từ hơn

100 triệu USD.

Mặc dù vậy, các

nữ biên kịch

đang ráo riết bắt

tay vào chiến dịch

“lật đổ câu lạc bộ

bom tấn của các quý

ông”, phá vỡ thế độc

quyền để không còn vùng

cấm nào đối với phái yếu.

Họ xứng đáng được đối

xử công bằng vì họ đủ khả năng để

cạnh tranh sòng phẳng với phái

mạnh. Đồng thời bên cạnh họ cũng sẽ

luôn có những người đàn ông đích

thực hiểu biết, tôn trọng giá trị của

phụ nữ.

Elisabeth Moss trong phim

The Handmaid's tale