Previous Page  80 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 80 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

80

Nhìn vào thực tế, anh cũng chẳng nhàn nhã

như ước muốn của mình trước khi nghỉ hưu?

Đúng là có những suy nghĩ, kế hoạch mình vạch

ra nhưng khi đối diện mới thấy rằng, để thực hiện

được cũng không dễ. Với một người làm công việc

viết lách, biên tập như chúng tôi thì việc nghỉ hưu hay

đi làm cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Có

chăng, sự thay đổi lớn nhất là thói quen. Ngày trước

còn đi làm, tối hôm trước có thức khuya, bù khú

bạn bè đến đâu thì sáng hôm sau vẫn cố gắng dậy

đúng giờ để đến cơ quan, để họp hành, triển khai kế

hoạch… Nhưng đến một ngày, mình không phải làm

công việc ấy nữa, được làm chủ nguyên một ngày.

Còn nhớ sáng đầu tiên sau khi nhận quyết định nghỉ

hưu, tôi nằm mãi trên giường để nghĩ xem hôm nay

mình sẽ làm những gì.

Cách đây 3 năm, anh có tâm sự rằng, thế hệ

những người cầm bút như các anh thời buổi này rất

khó viết bởi “sự trượt ngã niềm tin”. Xin được hỏi

hiện tại, suy nghĩ ấy của anh có thay đổi? Công việc

viết văn của anh có gì mới không?

Xã hội có nhiều sự thay đổi, nhiều niềm vui nhưng

cũng không ít nỗi buồn. Ba năm trước không phải chỉ

mình tôi mà các nhà văn khác cũng cực kì khó viết. Bởi

khi niềm tin trượt ngã, anh sẽ không dễ cầm bút, mà

có viết cái gì cũng

không chắc chắn.

Nhưng thời gian

gần đây, cụ thể là

trong năm 2017,

một số quan chức

cấp cao phải trả

giá cho những tội

lỗi mình gây ra,

đây là cơ hội để

chúng ta lấy lại

và củng cố niềm

tin. Nhà văn cũng

nằm trong số đó.

Tôi cho rằng, thời gian tới sẽ có nhiều tác phẩm văn

chương đề cập đến khía cạnh này.

Tôi vẫn viết đều đấy chứ: Viết truyện, tản văn, viết

báo, các bài chính luận thời sự xã hội. Viết luôn là một

nhu cầu tự thân của nhà văn, có điều anh viết cái gì

thực sự phù hợp với bản thân, hoàn cảnh và là những

trang viết có ích. Ba năm trước, có những chuyến đạp

xe xuyên Việt tôi vẫn giữ chuyên mục cho 3 tờ báo lớn.

Ngoài ra tôi vẫn viết văn, làm biên kịch. Tôi luôn tâm

niệm, những gì mình viết phải bám sát thực tiễn

cuộc sống.

Hình như ngay ngày mai anh cũng thực hiện

chuyến đạp xe xuyên Việt tiếp theo?

Tôi từng một mình đạp xe xuyên Việt, vừa đi vừa

quan sát, vừa thưởng ngoạn và chiêm nghiệm cuộc

sống. Thăm lại những mảnh đất, những con người

mà thời tuổi trẻ mình đã có cơ hội gặp gỡ. Người còn,

người mất, cảnh sắc cũng thay đổi nhiều nhưng nó đưa

lại xúc cảm rất đỗi tha thiết. Lần này, cùng với anh Trần

Đăng Tuấn và một người bạn nữa, chúng tôi sẽ đạp xe

xuyên Việt với điểm đến cuối cùng là Đất Mũi

(Cà Mau).

Nếu không có đam mê, sự thôi thúc thì không

dễ để có được một chuyến đạp xe xuyên Việt. Bởi

nó không dễ dàng cho những người đã bước vào

tuổi sáu mươi như anh?

Tính tôi thích phiêu lưu. Ước mơ của tôi là được

khám phá các vùng miền của đất nước. Khám phá một

cách chậm rãi, chủ động, được đi đến tận cùng cuộc

sống, cảnh đời của người dân nên việc đi xe đạp là

thích hợp nhất. Mong muốn là như vậy nhưng chẳng

biết đi đến bao giờ cho đủ, bao giờ hiểu được tận cùng

cuộc sống của nhân dân. Càng đi càng thấy đất nước

mình rộng lớn, hiểu biết của mình thực ra rất nhỏ bé.

Sau chuyến đi mấy năm trước, anh đã có ý

định viết một cuốn sách và đưa vào truyền hình

nhiều chất liệu, nhiều câu chuyện trong chuyến thực

tế ấy?

Trong các bộ phim có đề tài về

nông thôn do tôi biên kịch và biên tập,

trực tiếp hoặc gián tiếp, nó chứa đựng

rất nhiều cảm xúc, chất liệu, sự liên

tưởng những câu chuyện, con người

mà tôi đã có dịp gặp gỡ. Thời gian

tới, tôi sẽ cho ra đời một cuốn tạp văn viết về Hà Nội.

Nhưng tôi viết về Hà Nội khi ở rất xa Hà Nội. Những

trang văn về Thủ đô được tôi chấp bút có khi đang một

mình giữa cát trắng miền Trung hoặc mênh mông sông

nước miền Tây. Tôi muốn nhìn về mảnh đất thân yêu

khi tôi đang ở xa nó, đang ở tận cùng sự đơn độc. Còn

về phim ảnh, nếu có tinh thần tốt, sức khỏe đảm bảo

và được sự hỗ trợ của một số đồng nghiệp thì tới đây

tôi tiếp tục đưa rất nhiều chất liệu cuộc sống thực mà

bản thân mình đã gặp vào một số bộ phim. Tôi nghĩ đi

là tốt, đi nhiều biết nhiều, viết sẽ nhuyễn và đỡ bị giả.

Gần như anh đã dành hết thời gian của cuộc

đời viên chức để gắn bó với Trung tâm Sản xuất

phim truyền hình. Khi làm ở VFC, anh ấn tượng với

những bộ phim nào?

Cùng với đồng nghiệp, tôi đã tham gia vào một

số bộ phim như:

Đất và Người, Ma làng, Gió làng

Kình, Chuyện làng Nhô…

Một số bộ phim về đề tài xã

hội như:

Ngõ lỗ thủng, Luật đời, Đàn trời, Chuyện phố

phường…

Thương nhớ ở ai là bộ phim cuối cùng tôi

tham gia biên kịch trước khi nghỉ hưu. Làm phim về đề

tài nông thôn ngày càng khó. Phải yêu, phải biết, phải

hiểu về nó mới có thể làm hay được. Thời của tôi, đành

rằng có nhiều kịch bản hay nhưng cũng một phần do

các phương tiện nghe nhìn, phương thức tiếp cận thông

tin xã hội chưa thực sự nhiều. Thời bây giờ, những

người làm phim cũng bị cạnh tranh nhiều hơn. Nhưng

đó cũng chỉ là một cách nói thôi, phim hay chắc chắn

sẽ cuốn hút khán giả. Như tôi biết, Thương nhớ ở ai dù

không chiếu vào giờ vàng nhưng có lượng người xem

rất cao.

Một bộ phim về đề tài cải cảnh ruộng đất

nhưng điều bất ngờ là rất nhiều bạn trẻ theo dõi và

xem đi xem lại?

Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc mình nên cởi bỏ mọi rào

cản thời cuộc, có cái nhìn đầy đủ và sòng phẳng với

quá khứ. Nên đưa nhiều hơn nữa các tác phẩm về cải

cách ruộng đất, cải tạo công nghiệp, công thương, để

thế hệ trẻ hiểu được cha ông họ đã có một thời phải

trả giá, phải đau đớn như thế nào. Nhưng trong hoàn

cảnh ấy, toàn dân tộc vẫn mạnh mẽ, vươn dậy để có

cuộc sống tốt đẹp như hôm nay, giúp các bạn trẻ thêm

yêu, thêm nâng niu, quý trọng cuộc sống hiện tại.

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều bộ phim

được chuyển thể từ kịch bản nước ngoài như:

Phim

Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng…

Các

phim này thuyết phục được người xem là tuy chuyển

thể nhưng khi thể hiện rất Việt, rất gần với đời sống

tâm tư suy nghĩ của con người Việt Nam?

Đó cũng là một hướng đi rất hay và nên phát huy

nhiều hơn nữa. Kịch bản nào, ở đâu hay ai viết thì yêu

cầu cao nhất vẫn là phục vụ khán giả. Khán giả theo

dõi, yêu thích tức là công việc của anh đã thành công.

Nhưng mặt khác, các nhà biên kịch vẫn phải luôn đau

đáu và tìm cái mới của chính mình, phải tạo ra được

kịch bản hay, mang thương hiệu của cá nhân.

Một Tết nữa đang đến. Cái Tết của một người

“làm chủ mọi thời gian của mình” sẽ như thế nào?

Tết thường là quãng thời gian tôi viết được nhiều bài

vở hơn vì các báo thường đặt bài. Bạn bè có dịp giao

lưu gặp gỡ cũng đưa lại nhiều cảm xúc mới. Những

ngày thơ bé, cuối năm, tôi thường được bố dẫn đi chợ

hoa hàng Lược để chọn đào. Cho đến bây giờ, tôi vẫn

giữ thói quen của những ngày rất xa xưa đó. Có một

điều thú vị, quanh năm suốt tháng, việc mua hoa, cắm

hoa là của chị em phụ nữ thì Tết đến, Xuân về, việc

mua đào chọn hoa thường lại do đàn ông đảm nhiệm.

Tôi nghĩ đó là một điều thú vị mà chỉ có Tết mới có.

Chúc anh năm mới nhiều niềm vui và

hạnh phúc!

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến trong một chuyến đi thực tế của mình

Cách đây khá lâu, tôi nhớ Phạm Ngọc Tiến

có nói đại ý rằng, nếu thoát khỏi trách

nhiệm của một viên chức, anh sẽ dành tất

cả thời gian chỉ để nghỉ ngơi và rong chơi.

Nhưng gặp lại anh vào cuối năm 2017, khi anh

đã “hoàn toàn làm chủ thời gian của cuộc

đời mình”, xem ra Phạm Ngọc Tiến lại bận bịu

hơn. Cuộc trò chuyện cuối năm giữa tôi và

anh được thực hiện ngay trong khuôn viên

nhà hát Âu Cơ, giữa giờ giải lao củaanh khi

chung tay với một nhóm nghệ sĩ trẻ làm

một vở diễn mới…

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến

Tôi vẫn viết đều…

Nguyễn Văn Quân

(Thực hiện)

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến và tác giả