Xuân Mậu Tuất 2018
78
Sử hữu “bộ sưu tập” gồm
những chuyến thám hiểm ở nhiều nơi
nổi tiếng trên thế giới, hành trình
chinh phục Bắc cực lần này của anh
có gì khác biệt?
Những lần du lịch trước đây đều do
Giang lên kế hoạch và thực hiện một
mình, hoặc với một nhóm bạn nào đó.
Còn hành trình Bắc cực Fjällräven Polar
lại giống như một cuộc thi, ứng cử viên
phải chiến thắng để có thể tham gia. Là
một cuộc thi mang tầm vóc quốc tế,
mỗi thành viên tham gia sẽ phải vượt
qua rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, ở
các đoạn dốc cao, mỗi
thành viên vẫn phải
dùng sức để đẩy xe
vì chó không thể
kéo được. Đến
nơi, dù tay chân
rã rời nhưng mỗi
người phải dựng
lều, cho chó
ăn... Không khí
rất khô, phải nấu
tuyết lấy nước uống
để bổ sung khoáng.
Ngoài việc chênh lệch
nhiệt độ khá cao, Giang còn
bị bỏng nắng và bỏng lạnh.
Tuy nhiên, chính những bài
học sinh tồn và trải nghiệm đó khiến
hành trình Bắc cực càng trở nên đặc
biệt hơn.
Được biết, chinh phục Bắc cực
luôn thu hút sự quan tâm của rất
nhiều phượt thủ. Anh
đã nỗ lực như
thế nào để chiến thắng cuộc đua
với sự tham gia của hàng ngàn ứng
viên đến
từ nhiều quốc gia trên
thế giới?
Lúc đầu, trong hành trình chinh
phục Bắc cực, Việt Nam không có tên
trong danh sách các quốc gia được
tham gia. Vì vậy, khó khăn đầu tiên là
phải làm sao đưa được Việt Nam vào
danh sách đề cử. Việc đó phụ thuộc
vào quá trình du lịch của ứng cử viên,
các trải nghiệm từng có, thử thách nào
đã vượt qua để có thể thuyết phục BTC
rằng bạn xứng đáng. Ban đầu, Giang
chỉ dám nhờ vào sự chia sẻ của bạn bè
thân thiết và gia đình, dần dần thì
thông tin Giang tham gia cuộc thi đã
nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ
các phương tiện truyền thông khiến
nhiều người biết đến chương trình. Số
lượt bình chọn từ cộng đồng Facebook
Việt cũng như từ bạn bè khắp nơi trên
thế giới đã giúp Giang vượt qua thử
thách và giành được chiến thắng.
Anh đã chuẩn bị như thế nào
cho hành trình chinh phục Bắc cực?
Để chuẩn bị cho chuyến đi mơ ước,
Giang đến Alaska ba tuần làm thiện
nguyện cho một khách sạn,
vừa để làm quen trước với
việc tự lo cho bản thân
vừa để cơ thể thích
nghi với giá lạnh
của Bắc Cực.
Giang nghĩ, dù
kinh nghiệm thu
được không sử
dụng cho chuyến
đi thì chắc chắn nó
cũng luôn có ích cho
cuộc sống và những
chuyến đi sau này.
Trong từ điển du lịch của
Giang không bao giờ xuất hiện
từ “liều lĩnh”. Giang chỉ đi khi
đã sẵn sàng và luôn có ý thức trách
nhiệm với sức khỏe, an toàn của bản
thân. Tuy nhiên, thi thoảng cũng chợt
nghĩ, có thể sẽ không còn được gặp lại
gia đình, bạn bè hay thậm chí không
còn cơ hội được đi nữa cũng thấy
khá sợ.
Trong hành trình 7 ngày đến
với Bắc cực, anh đã có
nhiều trải
nghiệm thú vị. Anh có thể cho biết,
trải nghiệm nào khắc nghiệt và khó
vượt qua nhất?
Sẽ không thể kể hết bởi vì mọi thứ
đều mới mẻ. Điều làm nên sự khác biệt
chính là bài học sinh tồn trong điều kiện
nhiệt độ -30 o C. Với riêng Giang, trải
nghiệm khắc nghiệt nhất chính là chiến
thắng được tâm trạng của mình khi làm
sai bài học được dạy, cảm giác thất bại
khi té khỏi xe trượt hay cơ thể lạnh buốt
và mệt mỏi… Khi đó, Giang luôn tự nhủ
phải thật mạnh mẽ để không phụ lòng
hơn 11.000 người đã bầu chọn đưa
mình đến đây. Thật may mắn, Giang
đã làm được điều đó và có một hành
trình đáng nhớ.
Sau hành trình tới Bắc cực, anh
có thể tiết lộ đôi chút về kế hoạch
của mình trong năm 2018?
Sau khi trở về từ Bắc cực, Giang đã
kịp tiếp tục chinh phục đỉnh Elbrus -
đỉnh núi cao nhất thuộc dãy núi Kavkaz
cắt ngang lục địa Á - Âu. Dự định sắp
tới là chinh phục đỉnh núi cao nhất
châu Phi và sau đó sẽ là châu Mỹ, bao
gồm cả Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Everest là
đích đến của mọi nhà leo núi, với
Giang cũng vậy, nhưng để đạt được
ước mơ thì cần cả quá trình. Giang
luôn nỗ lực và kiên trì, đợi khi nào
duyên đến thì lên đường thôi.
Cảm ơn anh!
Leo đỉnh Stok Kangri 6150m ở Ladakh
Tại thị trấn lạnh nhất
ở Alaska -35 độ C
Hành trình tự hào
của phượt thủ Việt
yến trang
(Thực hiện)
Đi trên sông băng ở nhiệt độ -15 độ
Với nhiều người trên thế giới,
thám hiểm Bắc cực không phải
là điều mới mẻ. Nhưng câu
chuyện một chàng trai Việt
Nam vượt qua hơn 4.000 người ghi
danh để trở thành người Đông
Nam Á đầu tiên có mặt trong
hành trình tìm hiểu Bắc cực
hoàn toàn miễn phí thì lại khác.
Đó cũng chính là hành trình
thú vị của Hoàng Lê Giang -
chàng trai Việt từng 8 lần
chinh phục Himalaya.