Xuân Mậu Tuất 2018
88
Ấn tượng về “cha đẻ” của CNN
Tôi đã nghe danh Ted Turner từ lâu. Ông là
người sáng lập và là linh hồn của hãng tin CNN.
Ted Turner tự nhận là một “champion of news” (nhà
vô địch về tin tức) và cũng là người đầu tiên đưa ra
khái niệm “live news” (tin tức trực tiếp) và non-stop
news (tin tức 24/24h). Ông đã có công gây dựng
CNN trở thành mạng lưới truyền hình tin tức có số
lượng người xem đông nhất thế giới. Thế nhưng,
“cha đẻ” của CNN cho biết, ông không tạo nên một
điều kì diệu nào ngoài việc để sự thật lên tiếng. Giờ
đây, sau nhiều lần sát nhập và mua bán, Ted Turner
không còn là chủ của CNN, dù vẫn là cổ đông lớn
của hãng truyền thông này.
Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi đúng vào thời điểm
tròn 20 năm Ted Turner trở thành người đầu tiên và
duy nhất quyên tặng Liên hợp quốc một nửa giá trị
khối tài sản của mình - 1 tỉ USD, bằng chính số tiền
ông kiếm được từ nền công nghiệp tin tức. Ấn tượng
của tôi về ông là một người vui vẻ, tràn đầy năng
lượng và tinh thần lạc quan. Ông đã truyền cảm
hứng cho không biết bao người bằng lời khuyên hết
sức bình dị: “Ngủ sớm, dậy sớm, làm hết sức mình”,
với số giờ làm việc gần mười tám giờ mỗi ngày. Ở
tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn yêu lao động, say mê
kiếm tiền và rất tự hào về những điều ông đã cống
hiến và gây dựng cho ngành truyền thông.
Tôi hỏi ông, điều gì khiến ông tiếc nuối nhất.
Gương mặt ông trầm tư. Trải qua thời gian, CNN
liên tục bị sát nhập với các hãng viễn thông công
nghệ. Ông tiếc là giờ đây không đủ tiềm lực tài
chính để có thể kiểm soát và chiếm ưu thế trong các
thương vụ. “Nhưng tôi không có điều gì để phàn
nàn. Đó là quy luật phát triển, cái gì đã vượt qua
khỏi tầm tay của mình thì phải để nó trôi qua!”.
Nhỏ bé trong thế giới công nghệ
Tôi cũng có cơ hội trao đổi với John Martin, Chủ
tịch hãng Turner. Ông chia sẻ: “Khi tôi tham gia các
hội nghị lớn, ngồi cùng lãnh đạo của AT&T,
Facebook, Google hay YouTube, tôi bỗng thấy tập
đoàn của mình thật nhỏ bé so với những hãng công
nghệ sở hữu hàng chục nghìn nhân sự. Có lẽ, chưa
khi nào, những hãng truyền thông lại trở nên bé
nhỏ, như thể đang bị “người khổng lồ” công nghệ
nuốt chửng”.
Có một thực tế, dù vẫn là một hạt nhân không
thể thiếu trong nền công nghiệp truyền thông, song
không thể phủ nhận, những người sản xuất nội dung
đang dần trở nên vô cùng khiêm tốn trước sự phát
triển như vũ bão của công nghệ. Bức tranh truyền
thông trong tương lai có thể còn khác nữa khi các
hãng công nghệ đang dần thâu tóm nhiều hãng
truyền thông lớn.
Lợi nhuận của các hãng truyền thông đang dần
thu hẹp so với các hãng công nghệ. Nội dung là
Cú chuyển mình trước
“
gã khổng lồ
”
“Chưa bao giờ, những người hoạt động
truyền thông lại trở nên nhỏ bé đến như
thế trước những “gã khổng lồ”. Truyền
hình, nếu không thay đổi, có thể bị nhấn
chìm bởi những cơn sóng công nghệ”. Nhà
báo Thu Hà - Phó Trưởng ban Thời sự đã chia
sẻ về những điều mắt thấy tai nghe trong
chuyến thăm hãng thông tấn CNN trong
khuôn khổ khóa học Digital Leadership
(Lãnh đạo trong kỉ nguyên số).
An Khê
(Ghi)
Nhà báo Thu Hà với Ted Turner
Nhà báo Thu Hà
Nhà báo Thu Hà chụp hình lưu niệm cùng ông Ted Turner
và các thành viên của khóa học Digital Leadership
một yếu tố đầu tư rất tốn kém, nhất là khi phải sản
xuất trên cả truyền hình và nền tảng số. Số tiền thu
về so với khoản đầu tư ban đầu là một khoảng
cách rất lớn. Truyền hình đang cưỡi trên một cơn
sóng công nghệ khổng lồ và phải lướt qua nó nếu
không muốn bị nhấn chìm.
Ý tưởng có thể đến từ
bất cứ nơi đâu
Trong chuyến đi, chúng tôi có cơ hội đến thăm
trụ sở làm việc của CNN và một số hãng công nghệ
khác như: Facebook, Twitter, YouTube… Tinh thần
sáng tạo, đổi mới mọi lúc, mọi nơi là điều dễ nhận
thấy. Bước vào văn phòng làm việc của họ, tôi cảm
nhận được không khí sáng tạo len lỏi trong từng
ngóc ngách. Không có giới hạn nào trong cách thiết
kế nơi làm việc: buồng làm việc cá nhân, chỗ nằm
nghỉ, nằm chơi, bàn bóng bàn ngay giữa văn
phòng, góc ăn sáng, uống bia để nói chuyện về ý
tưởng… Chỗ này có một cabin cá nhân ngồi riêng,
chỗ khác lại thiết kế như một quán ăn, một khu vui
chơi, hay một gian bếp… Tôi có cảm giác, ở đâu
cũng có điều mới lạ đang chờ đón và ý tưởng có lẽ
lóe lên từ bất kì đâu đó. Đó có thể là sức mạnh để
họ tồn tại trong một thế giới mà các công ty khởi
nghiệp về công nghệ đang mọc lên như nấm. Có
lẽ, nếu không tạo ra môi trường cho những ý tưởng
mới thì khó lòng tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh
khủng khiếp. Đúng như Jeff Zucker, Chủ tịch của
CNN - một người nổi tiếng bản lĩnh và quyết đoán,
đã nhận định: “Chúng ta đang trải qua một thời kì
rất thú vị về ý tưởng truyền thông nhưng cũng đầy
thách thức về mặt kinh doanh”.
Tôi đã đến thăm một số hãng công nghệ mới
như: Dataminr, News Wipe, Chartbeat... Dù mới
thành lập chừng 2 - 3 năm nhưng mạng lưới của
họ đã bao phủ nhiều nơi trên thế giới. Rất nhiều
hãng truyền thông lớn trở thành khách hàng của
họ. Bề dầy của một tập đoàn đang bị thách thức
bởi sức mạnh của các công ty khởi nghiệp về công
nghệ. Giờ đây, họ đã trở thành khách hàng, đối tác
lâu dài của nhiều công ty công nghệ non trẻ.
Chuyển mình trước
cơn bão công nghệ
Một ông lớn có tuổi đời lâu năm như CNN cũng
phải cố gắng thay đổi để phù hợp với đối tác của
họ. Trong chiến lược mới, họ đưa ra nhiều bộ phận
thí điểm thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt. Ví như
nhóm Great Big Story chuyên sản xuất nội dung số.
Nhóm này có trách nhiệm đưa ra các dự án thử
nghiệm và CNN sẽ bỏ tiền đầu tư cho họ, để tìm ra
đâu là hướng đi đúng trong tương lai. Hay nhóm
phát triển nguồn thu mới Developing Revenue
Streams trên môi trường số sẽ chịu trách nhiệm trong
địa hạt này. Qua các cuộc nghiên cứu của CNN, độ
tuổi trung bình của khán giả xem truyền hình là trên
50 tuổi, trong khi đối tượng quảng cáo số lại là
những khán giả trẻ. Để bắt kịp cuộc đua công nghệ
như vũ bão, họ sẵn sàng bố trí những đội ngũ biên
tập dưới 30 tuổi chỉ để phục vụ đối tượng khán giả
trẻ. CNN thậm chí sẵn sàng thuê cả những ngôi sao
được yêu thích trên YouTube về làm việc.
Đổi mới cách vận hành bằng những ý tưởng
năng động, trẻ trung trong một tổ chức có bề dày
về truyền thống, già về tuổi đời đã giúp CNN nhanh
chóng thích ứng trước làn sóng số, tạo ra một cú
chuyển mình ngoạn mục. Từ vị trí ông vua của tin
tức truyền hình, hiện nay họ cũng đứng thứ 3 về
kinh doanh truyền thông trên nền tảng số. Chính
nhà sáng lập CNN - Ted Turner đã phải thừa nhận,
đội ngũ CNN hiện nay làm quá tốt. Thế nhưng, dù
kinh doanh rất tốt ở mảng truyền hình, họ vẫn hiểu
rằng, nếu chỉ dừng lại ở đó thì lợi nhuận sẽ ngày
càng bị thu hẹp và chuyển sang túi các hãng công
nghệ. Bởi vậy, CNN đặt mục tiêu quảng cáo trên
nền tảng số sẽ cao hơn ở truyền hình truyền thống.
Trên thực tế, nếu CNN không sát nhập với các
hãng công nghệ thì khó có thể phát triển phồn thịnh
đến ngày hôm nay. CNN vẫn đang sẵn sàng
chuẩn bị cho những cuộc sát nhập tiếp theo để hòa
vào làn sóng thời đại.
Tôi hỏi Jeff Zucker: “Liệu mạng xã hội phát triển
quá nhanh và đa dạng có khiến ngày tận thế sớm
đến với truyền hình?”. Ông trả lời: “Không có gì
phải lo ngại. Trước hết chúng ta phải nắm công
nghệ trong tay, và quan trọng nhất, trong môi
trường càng nhiều tin giả thì báo chí chân chính
càng có giá trị trong cuộc sống. Hơn lúc nào hết,
báo chí càng phải nêu cao nguyên tắc đạo đức và
nghiệp vụ sâu sắc để giữ chỗ đứng của mình.
Những người làm nội dung vẫn hoàn toàn có vị trí
nếu giữ vững được giá trị của mình”.