Previous Page  25 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

25

từng bước chủ động xây dựng đề án số hóa riêng

phù hợp với đặc thù của đơn vị.

Hai nền tảng cốt lõi hiện nay của Đài THVN là

báo điện tử

vtv.vn

và ứng dụng vtvgo đều giữ những

thế mạnh của riêng mình. Trên thị trường tin tức, mỗi

tờ báo điện tử đều có một đặc trưng riêng. Nhiều

tờ báo có năng lực sản xuất rất lớn, với hàng trăm

tin bài mỗi ngày. Thực tế này đòi hỏi VTV phải biến

thế mạnh của mình là sở hữu kho video khổng lồ

thành một “đặc sản riêng”, ưu việt hơn những báo

điện tử khác. Khi người dân ngày càng được tiếp

cận dịch vụ 3G, 4G với cước phí bình dân, việc trải

nghiệm video sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Để nguồn tài nguyên dồi dào đến gần khán giả

hơn nữa, VTV cần phải “chế biến” hoặc “đóng gói”

nguồn “tài nguyên” video có sẵn này thành các sản

phẩm phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng số. Rất

nhiều phương án được đặt ra trong lộ trình

phát triển nội dung số. Ví dụ, một phóng

sự phát trên truyền hình có độ dài 3

phút có thể phải biên tập còn 45 giây

để lên trực tuyến, với yêu cầu 5 giây

đầu tiên phải hấp dẫn mới có thể giữ

chân được khán giả, hoặc phát triển

các mutex video (video không tiếng)

có phụ đề... Đặc biệt, VTV đang dự

định cung cấp những video dạng

long - form (dài), hoặc bản tin, format đặc

thù phù hợp với môi trường số.

Nhà báo Quang Minh cũng cho rằng, trong số

các đơn vị sản xuất tin tức của Đài THVN hiện nay,

Trung tâm Tin tức VTV24 là một trong những đơn

vị có lợi thế trong việc sản xuất nội dung số. Trang

fanpage của VTV24 trên Facebook hiện là một trong

những trang có số lượng người theo dõi nhiều nhất,

với 1,2 triệu người theo dõi thường xuyên. Những

chương trình do VTV24 sản xuất hiện nay cũng

đang có cách thể hiện và nội dung rất gần gũi với

khán giả số...

Chuyển động

trong cách thức sáng tạo

Hiện nay, mảng giải trí phim ảnh, game show, ca

nhạc… không chỉ sản xuất chương trình truyền hình

rồi truyền dẫn qua Intenet mà đã có những nội dung

sản xuất để khán giả lựa chọn xem trên các hình

thức khác. Nếu chỉ số rating để đo số lượng người

xem của các sản phẩm phát sóng trên truyền hình

chỉ tương đối thì những sản phẩm số có sự hiện thị

rõ ràng về con số người truy cập, yêu thích, chia sẻ,

bình luận.

Ông Đỗ Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm sản

xuất phim truyền hình), Giám đốc bộ phận sản xuất

Giải trí số của Đài THVN cho biết: “Tôi và những

cộng sự trong nhóm làm giải trí như Ban Thể thao

Giải trí, Ban Văn nghệ… có nhiệm vụ tìm hiểu sâu

về điều đó, đánh giá những thể nghiệm ban đầu

và cùng tính toán xem sản phẩm nào nên đưa vào

hạ tầng số, thể loại nào đưa lên sóng truyền hình”.

Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để xây dựng

sản phẩm số. Tuy nhiên, không có công thức chung

nào cho từng mảng tin tức, giải trí, chuyên đề… hay

từng sản phẩm, từng thể loại. Ví dụ ở lĩnh vực phim

ảnh, trên sóng truyền hình chúng ta có thể xem tập

phim 45 phút nhưng trên hạ tầng số có thể xem

thêm khía cạnh khác, cái kết phim dài hơn, thậm chí

có thêm câu chuyện mới. Đó cũng là cơ

hội để những người làm nội dung thấy rõ

khán giả muốn xem cái gì. Bởi truyền hình

truyền thống phần nào phụ thuộc vào

khung giờ, thời lượng phát sóng.

Nhiều dự án phim gần đây của VFC

đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Người phán

xử

ngoài sức hút ở các tập phát sóng còn

thể hiện sự cố gắng phục vụ khán giả

của đơn vị sản xuất khi theo dõi

sát sao ý kiến, phản hồi để quay

thêm những tập bổ sung, những

phân đoạn “fan service” (phục

vụ người hâm mộ), tạo ra thế giới

phim truyền hình phong phú, đa

góc cạnh. Hoặc việc xây dựng những

content mix (nội dung hỗn hợp) thú vị về

các diễn viên của hai bộ phim

Người phán xử

Sống chung với mẹ chồng

do đạo diễn Khải Anh thực

hiện cũng thế. Không thể gọi tên chính xác thể loại

này là sản phẩm phóng sự, phim ngắn, đoạn clip

vui… và rõ ràng cũng không thể phát sóng dạng này

trên truyền hình chính thống. Tuy nhiên, đưa lên hệ

thống số thì rất hiệu quả, lượng người xem, truy cập,

bình luận đông đảo.

Tuy nhiên, bên cạnh một số mảng có lợi thế trên

hệ thống số như các chương trình giải trí và tin tức,

Đài THVN còn một mảng không nhỏ là phim tài liệu,

phóng sự chuyên sâu và các chương trình khoa giáo

đang gặp nhiều thách thức trong quá trình chuyển

đổi một phần sang nội dung số. Ông Đỗ Quốc

Khánh, Trưởng ban Khoa giáo cho biết: “Chúng tôi

sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kĩ thuật số trong

công đoạn sản xuất chương trình phát sóng trên

truyền hình truyền thống; Xây dựng dây chuyền sản

xuất nội dung phù hợp với môi trường số, đề cao

khả năng tương tác giữa chương trình với khán giả.

Trên các nền tảng sẵn có Fanpage VTV2, VTVgo,

vtv.vn

… Chúng tôi sẽ xây dựng hệ sinh thái nội dung

số VTV2 để cung cấp các series chương trình có thời

lượng từ 1 - 3 phút thông qua các thiết bị thu kĩ thuật

số, đầu thu, tivi thông minh… Trên thực tế, nhờ có

thêm nền tảng nội dung số mà nhiều chương trình

đinh của Ban Khoa giáo đã thuyết phục được các

nhà đầu tư, quảng cáo tiếp tục đồng hành”.

Đầu năm 2018, Ban Truyền hình Thanh thiếu

niên đã có cuộc dịch chuyển lớn. Từ việc định vị lại

khán giả với đối tượng được mở rộng hết mức với

tên gọi “Thế hệ số” đến việc xây dựng hàng loạt

các format chương trình (cả cũ lẫn mới) được phát

sóng trên nền tảng truyền thống và nền tảng số.

Nhà báo Đặng Diễm Quỳnh - Trưởng ban Thanh

thiếu niên trải lòng: “Con đường đưa khán giả số

trở về với tivi truyền thống là con đường rất chông

gai và nhọc nhằn. Nhưng đây là điều bắt buộc, bởi

vì lúc này, những khán giả chúng tôi yêu mến nhất,

những người chúng tôi chờ đợi và mong gặp lại nhất

lại đang ở... trên số. Nếu họ yêu chúng tôi thì họ sẽ

quay lại”.

Nhà báo Nhật Hoa, Giám đốc Trung tâm sản

xuất các chương trình Giáo dục thì nhấn mạnh: “Là

một đơn vị sản xuất nội dung trong Đài, chúng tôi

cũng sẽ phát triển theo đúng định hướng về số mà

Lãnh đạo Đài đã đặt ra. Bên cạnh việc chú trọng

đến phát triển truyền thông kênh VTV7 trên mạng xã

hội, youtube, phối hợp với VTV digital để phát triển

VTV7 trên VTVgo..., chúng tôi vẫn tiếp tục đẩy mạnh

việc nghiên cứu khán giả, nghiên cứu thị trường

đế có thể sản xuất được những nội dung giáo dục

đúng, trúng, có ích và chạm đến khán giả. Chúng tôi

luôn ý thức rằng, dù trên nền tảng truyền dẫn nào

thì nội dung vẫn là quan trọng nhất”.

Tìm đường đi phù hợp từ

kinh nghiệm thực tế

Sẽ rất khó để biết đâu là con đường phù hợp với

mỗi đơn vị, mỗi thể loại nếu không có thực tế kiểm

nghiệm. Cách đây hai năm, bộ phim

Tôi là người thợ

thu hút được sự quan tâm của khán giả chính là

do kết hợp được việc khai thác đề tài trên cả hai nền

tảng: truyền hình truyền thống và hệ thống số. Trong

quá trình sản xuất bộ phim này, ekip đã đẩy mạnh

quảng bá trên Facebook và Fanpage VTV ngay

từ ngày đầu bấm máy. Nhiều chi tiết, nhiều câu

chuyện bên lề nghề thợ lò - một nghề nguy hiểm, ít

người biết tới được hé lộ bằng các bài viết ngắn kèm

hình ảnh và clip ấn tượng. Đặc biệt, trước khi phát

sóng 10 ngày, trailer bộ phim được đăng tải trên

Fanpage VTV đã trở thành cơn sốt. Tính đến khi bộ

phim chính thức phát sóng đã có hàng chục bài viết

về nghề thợ lò cùng các trailer, clip hậu trường được

đăng tải. Tổng số lượt người xem trên cả hệ thống

là gần 1 triệu. Khán giả chờ đón bộ phim chiếu trên

VTV1 thông qua việc bày tỏ thái độ qua các lời bình

luận. Khi bộ phim chính thức phát sóng đã tạo được

dấu ấn mạnh mẽ bởi kéo được rất nhiều khán giả

trên nền tảng số đón xem.

Tiếp đến, series ĐiTV - một sản phẩm truyền hình

về du lịch có thời lượng 5 phút/tập được thử nghiệm

trên Fanpage VTV. Trước đó, ĐiTV chỉ được phát

sóng trên kênh VTV2 nhưng chưa thực sự có dấu ấn.

Giữa năm 2017, khi series này được đăng tải trên

Fanpage VTV đã tạo thu hút được lượng người xem

trên hệ thống số khá đông và luôn duy trì đều đặn.

Từ thành công đó, Trung tâm PTL & PS quyết định,

bên cạnh việc sản xuất sản phẩm truyền hình truyền

thống sẽ đẩy mạnh việc phát triển nội dung số qua

việc hình hành các nhóm sản phẩm. Đó là phát triển

các sản phẩm phái sinh từ các sản phẩm chính song

song với việc sản xuất các sản phẩm số để đăng tải

trên VTVgo,

vtv.vn

Theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Long (Phụ trách

sản phẩm số, Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự):

“Trước đòi hỏi phải chuyển đổi dần sang nội dung số

của mảng chính luận và khoa giáo, các đơn vị

(Xem tiếp trang 26)

Một cảnh quay tại ngôi chùa

cổ nhất Sài Gòn trong series sản phẩm số

“Sài Gòn những điều chưa kể”

VTV Go là ứng dụng cho phép

người dùng theo dõi trực tuyến

các kênh của Đài THVN

Sản phẩm số được sản xuất

song song với sảm phẩm truyền thống

Sản xuất sản phẩm số

của PTL Nghề đặc biệt

Một sản phẩm số sản xuất theo hai phim:

Người phán xử và Sống chung

với mẹ chồng của VFC