Previous Page  27 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

27

NSƯT Đỗ Thanh Hải

Mỗi dự án phim là

một cuộc chiến

thu hiền

(Thực hiện)

-

Ảnh:

Hải Hưng

Cộng sự sáng tạo mới

Giám đốc sản xuất chương trình A, bộ phim B là

một cái tên nghe rất hào nhoáng nhưng đôi khi mọi

thứ không như vẻ bề ngoài của nó. Anh có thể nói

gì về vai trò khá mới mẻ này ở VFC?

Giám đốc sản xuất là người đồng hành với các

dự án phim từ khi sơ khai, manh nha ý tưởng đến

quá trình triển khai kịch bản, lựa chọn ekip sáng tác,

rồi quản lí quá trình sản xuất. Lúc đoàn làm phim có

sự cố, giám đốc sản xuất cũng chính là người đưa ra

đường hướng tháo gỡ kịp thời. Sau đó, cùng tính toán

bộ phim đưa lên sóng thế nào, truyền thông ra sao,

hiệu ứng khán giả thế nào, rút kinh nghiệm cho những

sản phẩm sau... Thực tế, có nhiều đơn vị sản xuất phim

đã có chức danh này, có nơi đó chỉ là vị trí quản lí về

tài chính, có nơi thuần túy là quản lí sản xuất. Ở VFC,

giám đốc sản xuất là người phải nắm vững về chuyên

môn, tham gia vào nhiều khâu và phải gắn kết được

đội ngũ sáng tác, trở thành cộng sự của họ chứ không

phải chỉ là người thể hiện quyền điều hành.

Từ bao giờ, vị trí giám đốc sản xuất được

“khai tuổi đặt tên” ở VFC?

Khoảng 2009, vai trò nhà sản xuất ở VFC được

manh nha đề cập. Nhưng từ năm 2011, khi chúng tôi

quyết tâm cơ cấu lại mô hình sản xuất phim theo hướng

chuyên nghiệp, các vị trí phải đạt đến tính chuyên môn

cao, vị trí này mới chính thức có tên có tuổi. Nhiều

người trong đơn vị thấy chưa quen với sự mới mẻ này.

Vì trước đó, ở Việt Nam, đạo diễn gần như là người

quyết định toàn bộ các khâu trong quy trình sản xuất

phim. Sau này, tham gia những dự án hợp tác nước

ngoài, chúng tôi càng hiểu rõ hơn vai trò của giám

đốc sản xuất. Từ đó, anh em trong đơn vị dần dần

chuyển đổi nhận thức. Tuy nhiên, để vận dụng và thực

hiện theo đúng mong muốn đặt ra cũng cần thêm một

khoảng thời gian nữa. Không dễ để thay đổi cách làm

việc, một quy trình đã ăn sâu bao năm nay.

Với bản thân anh, đó cũng là một quá trình

học hỏi để làm tốt vai trò này?

Đúng vậy. Thực tế, tôi đã tham gia một khóa học

về sản xuất phim truyền hình ở Đức vào năm 2005.

Nhưng để mang những kiến thức đã học, mô hình

làm phim theo chuẩn quốc tế để áp dụng vào thực tế

sản xuất ở trong nước thì cần thời gian chuẩn bị. Thời

điểm đó, thị trường sản xuất phim truyền hình Việt chưa

bùng nổ, vai trò người sản xuất không nhiều. Sau này,

guồng sản xuất phim nhanh, phim dài tập nhiều hơn,

đầu tư lớn hơn… chúng tôi mới có cơ hội để đưa các vị

trí chuyên nghiệp vào đoàn làm phim.

Con đường từ một đạo diễn lên nhà sản xuất

giúp gì anh trong quá trình chuyển đổi đó?

Ở vai trò người điều hành cũng rất dễ nảy sinh mặt

trái, dễ áp đặt ý kiến hoặc anh em lắng nghe chỉ đạo

của ông quản lí chứ không phải sự đồng hành của người

giám đốc sản xuất. Còn khi xuất phát là người làm nghề,

tôi có thuận lợi là biết rõ trách nhiệm của người đạo diễn,

hiểu thực tế khó khăn của nghề làm phim. Hai điều đó rất

khác nhau. Làm sao phải hài hòa và khách quan, tôi tham

gia đưa ý kiến nhưng anh em phải tranh luận và tự lựa

chọn phương án tốt nhất thực hiện. Có nhiều ý kiến mà

đạo diễn và ekip sáng tác thể hiện giỏi hơn, thuyết phục

hơn, tôi phải thay đổi quyết định.

Sự gắn kết và đồng cảm giữa nhà sản xuất và

người làm phim là yếu tố thực sự quan trọng để tạo

nên những bộ phim tốt. Anh tạo dựng điều đó như

thế nào với những cá tính sáng tạo trẻ ở VFC?

Ở giai đoạn đầu của vai trò mới, tôi hơi đặt vị thế

của mình xuống thấp. Tôi suy nghĩ đơn giản: mình

đứng ở vai trò là một đồng nghiệp của họ thì dễ chia

sẻ hơn. Hơn nữa, chỉ có thể thuyết phục anh em khi

mình đọc kịch bản, cùng chia sẻ những khó khăn ở

hiện trường. Trong VFC, chúng tôi cũng tạo ra sự cạnh

tranh giữa các ekip, các sản phẩm phim, tay nghề của

đạo diễn bằng chất lượng và thương hiệu làm nghề.

Các đạo diễn thực sự không có hiệu quả trong quá

trình sáng tác sẽ phải chấp nhận làm phó đạo diễn với

các đồng nghiệp. Vai trò giám đốc sản xuất sẽ rất cần

thiết trong những quyết định đó.

Kiên định với mục tiêu

Quá trình đồng hành đó khó tránh khỏi sự

va chạm cộng với việc phải xử lí khối lượng công

việc lớn, có lúc nào anh bị quá tải, nổi nóng với

cấp dưới?

Khi nhiều việc, áp lực quá tải là đương nhiên. Và

việc nổi nóng cũng đã từng xảy ra nhiều lần rồi. Không

thể nói “tôi quá tải và tôi chẳng sao cả”! Nếu chỉ đứng

ở vị trí chỉ đạo,

quản lí thì công việc cũng sẽ

chạy, sẽ trôi. Nhưng làm công việc phim ảnh, sáng

tạo, càng làm kĩ càng phát hiện ra những điều chưa

tốt để kịp thời chỉnh sửa. Việc quá tải chỉ có thể giải

quyết bằng cách tổ chức công việc khoa học. Hơn nữa,

từng dự án, từng ekip sẽ có sự điều hành khác nhau.

Thường với các ekip sáng tác trẻ, tôi mới cần sát sao để

vừa hỗ trợ về kinh nghiệm, vừa tiếp tục bồi dưỡng đào

tạo họ trưởng thành hơn.

Khi nhận chức giám đốc VFC, anh được gọi là

sếp trẻ, sau 10 năm, anh thấy mình có nhanh già đi

nhiều không?

Chắc chắn là già rồi, nhưng tôi không thấy mình

già nhanh! Bởi tôi yêu thích công việc này và tìm thấy

niềm vui khi gắn bó với đội ngũ làm nghề của VFC,

được cùng phân tích, trao đổi với anh em để tạo ra

hướng đi mới. Nếu tôi chỉ là người làm phim bình

thường trước đây hay chỉ là cấp quản lí khác thì khó

có điều kiện làm được điều đó. Tôi thấy mình may mắn

khi những suy nghĩ, những chiến lược đưa ra cùng anh

em đều thực hiện được. Chỉ có điều tiếc, có mục tiêu

đặt ra 2 năm thì 3- 4 năm sau mới đạt được. Ngoài ra,

trong quá trình phát triển, chúng tôi cũng phải kiên định

và bền vững với mục tiêu của mình. Sản phẩm phim

phụ thuộc vào thị trường, thị hiếu khán giả nhưng nếu

không lấy chất lượng nội dung mà chạy theo trào lưu,

nóng vội thì cũng dễ thất bại.

Khi nhìn vào vị trí người đứng đầu của một

đơn vị sản xuất phim, người ta sẽ biết phong cách

của đơn vị đó sẽ hướng tới. Thời điểm này, điều đó

được anh định hình như thế nào?

Kết quả chúng tôi đạt được trong những năm qua,

phải nhìn thấy công sức lớn của đội ngũ sản xuất trực

tiếp. Có họ mới có tác phẩm. Và chính sự xả thân, yêu

nghề lan tỏa mới có được một đơn vị VFC như ngày hôm

nay. Nói về phong cách, tôi nhìn thấy được khát vọng

làm nghề, khát vọng được khẳng định thương hiệu của

VFC, lớn hơn là những sản phẩm VTV thực hiện.

Khát vọng ấy sẽ được anh cùng các cộng sự

nối tiếp như thế nào trong năm 2018?

VFC vẫn đang cố gắng để tiến tới sự chuyên nghiệp

trong quy trình sản xuất phim. Trong năm 2018, chúng

tôi tiếp tục có những thay đổi trong việc tiếp cận xu

hướng làm phim mới, đặt ra những yêu cầu cao hơn

nữa. Việc vận dụng công nghệ hậu kì hiện đại, máy

quay 4K vào sản xuất đã không còn là thách thức

lớn. Tuy nhiên, trước mắt là đòi hỏi kĩ năng sáng tác

đáp ứng chất lượng phim quốc tế. Sau những dự án

hợp tác với các nước trong khu vực châu Á, VFC sẽ

tiếp tục hợp tác với các quốc gia có nền công nghiệp

phim ảnh lớn hơn. Cụ thể, dự án phim với hãng phim

20th Century Fox (Mỹ) đòi hỏi ekip sản xuất của VFC

sẽ phải chịu sức ép về chất lượng, kĩ thuật công nghệ

làm phim và từ đó, những “bài học mới” sẽ được vận

dụng. Với chúng tôi, mỗi dự án phim bây giờ là một

cuộc chiến!

Cảm ơn NSƯT Đỗ Thanh Hải!

ĐD Đỗ Thanh Hải đang chỉ đạo các diễn viên

trong cthương trình Gặp nhau cuối năm

ĐD Đỗ Thanh Hải đang trao đổi với các BTV

trong chương trình Chào 2018

Chúng ta nhìn thấy tên của họ trong phần cuối bộ phim,

nhưng công việc thực sự của họ là gì? NSưt Đỗ Thanh Hải

trò chuyện về vị trí đầy trách nhiệm với không

ít thử thách vừa mang tính sáng tạo vừa mang

tính điều hành - Giám đốc sản xuất phim.