Previous Page  20 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

20

Những ngày đầu hồn nhiên

Bắt đầu bằng đề xuất “Làm một chương trình hài

hước cuối năm” và cái gật đầu của NSND Khải

Hưng, lúc đó là Giám đốc Trung tâm sản xuất phim

truyền hình (VFC): ,

Gặp nhau cuối năm (GNCN)

ra

đời. Đầu tiên,

Táo quân

là một tiểu phẩm độc lập

trong chương trình

GNCN.

Phải tới năm 2006,

Táo

quân

mới chiếm lĩnh toàn bộ

GNCN

, trở thành

chương trình tấu trình của các Táo về các vấn đề

quan trọng của đất nước bằng ngôn ngữ của

hài kịch.

Thời điểm đó, kênh giải trí VTV3 cũng vừa mới lên

sóng, chương trình

GNCN - Táo quân

ra đời ngay lập

tức mang đến sự mới mẻ, hấp dẫn. Đạo diễn Đỗ

Thanh Hải nhớ lại: “Thời điểm đó, chúng tôi làm một

cách hồn nhiên nhưng ngay lập tức nhận được nhiều

phản hồi tích cực của khán giả. Lúc đó, tôi mới hơn

30 tuổi, đầy say mê. Nhưng khi ở vai trò quản lí, tôi

vừa là người sáng tác vừa người quản lí chịu trách

nhiệm về nội dung. Thế mà, 15 năm đã trôi qua..."

Luôn ở khung giờ đẹp nhất, thời điểm đẹp nhất

của đêm Giao thừa,

GNCN

không chỉ vẫn giữ được

sức hút “nổi đình nổi đám” mà còn là nơi để khán giả

khắp mọi miền xem và ngẫm, kì vọng và chia sẻ,

lắng lại và cười vui chào đón năm mới. Trong ekip

sản xuất chương trình, nhiều người đã nghỉ hưu,

nhiều người chuyển công việc khác và có những

gương mặt mới xuất hiện. Nhưng ai cũng nhắc đến

ngày đầu làm chương trình

Táo quân

với sự say mê,

trân trọng và gắn bó.

Sáng tạo không ngừng nghỉ

Táo quân

có lẽ là chương trình giữ kỉ lục về tư liệu

sự kiện nổi cộm trong năm ở hầu hết các lĩnh vực

được chuyển tải trên sân khấu. Điều này khác biệt so

với các chương trình hài xuân, hài Tết, dù mục đích

vẫn là mang lại tiếng cười cho công chúng. Kịch bản

do một nhóm thực hiện, được chuẩn bị kĩ càng trong

thời gian dài và luôn cập nhật. Quá trình tập luyện

tiếp tục là sự sáng tạo lớn của các nghệ sĩ biểu diễn.

Thậm chí, nghệ sĩ đảm nhận vai Táo nào cũng đều

được gửi rất nhiều tài liệu về những vấn đề thời sự,

1.

Táo những mùa đầu:

NSND Quốc Trượng

(đóng vai Ngọc Hoàng đầu tiên), cố NSƯT

Phạm Bằng, cố NSƯT Văn Hiệp, NSƯT Minh

Vượng, nghệ sĩ Thu Hương, Đức Hải, Đức Khuê,

Anh Tuấn, Hiệp gà, Bá Anh… và MC Thành Trung

đều ghi dấu ấn với các vai Táo. Khoảng 5 năm

gần đây, số lượng diễn viên chính ổn định với các

gương mặt: Chí Trung, Xuân Bắc, Quốc Khánh, Tự

Long, Quang Thắng, Vân Dung, Công Lý. Ngoài

ra, có thêm nhiều diễn viên trẻ trong những vai

phụ, hứa hẹn là lực lượng kế cận “gia đình Táo”.

2.

“Nhan sắc” của Táo:

Hầu hết tạo hình của

các nhân vật trong

Táo quân

đều có sự thay

đổi đáng kể, tuy nhiên, nhân vật biến đổi nhiều

nhất là Bắc Đẩu, luôn là người gây tò mò cho khán

giả, tạo cảm hứng cho nhà thiết kế, trang điểm.

Năm 2003, Bắc Đẩu mang trong mình sự nữ tính

nhưng vẫn có vẻ ngoài đàn ông. Từ năm 2004,

nghệ sĩ Công Lý là người đề xuất xây dựng hình

tượng Bắc Đẩu nữ tính, chua ngoa và đanh đá.

Giọng nói eo éo, cái gạt tóc kiêu sa, vẻ ngoài điệu

đà, diêm dúa, sặc sỡ luôn được anh và ekip “chăm

sóc” kĩ càng.

Ngoài diện mạo của nhân vật Ngọc Hoàng ổn

định với long bào uy nghiêm thì trang phục của

Nam Tào, Bắc Đẩu và các Táo mỗi năm lại có nét

mới, thể hiện được cá tính riêng. Thậm chí, một số

bộ cánh còn được thêu tay kì công và mất tới 3

tháng để hoàn thành.

3.

Những vai Táo lạ:

Vai Thiên Lôi thường xuyên

được "đổi mới" trong các mùa Táo. Thiên Lôi

đầu tiên lên sóng là nghệ sĩ Phú Đôn trong

Táo

quân 2004,

nhạc sĩ Tiến Minh cũng một lần hóa

Thiên Lôi. Nếu diễn viên Bình Trọng 5 lần làm Thiên

Lôi với hình ảnh nhỏ bé, cử chỉ run rẩy, sợ sệt thì

diễn viên, người mẫu Bình Minh hay ca sĩ Tuấn

Hưng lại ấn tượng bởi vẻ bảnh bao. Ca sĩ Minh

Quân có lẽ vẫn giữ kỉ lục Thiên Lôi xấu nhất với tạo

hình răng vẩu, mặt đen sì và cử chỉ ngờ nghệch.

Gần đây, diễn viên trẻ Dũng hớn đảm nhận vai

này. Tùy vào tình hình xã hội mỗi năm, kịch bản

Táo quân có thêm những Táo độc và lạ như: Táo

tinh thần, Táo Blog, Táo Hỏa, Táo Kim, Táo Hải

sản, Táo Mộc, Táo Kinh Công…

4.

“Đặc sản” Táo quân:

Những bài nhạc chế

“bất hủ” - được cho là đặc sản không thể

thiếu trong các mùa Táo.

Lụt từ ngã tư đường phố

(chế từ bài hát

Từ một ngã tư đường phố), Thi

xong xuôi tất cả lại về

(chế từ nhạc nền

World

Cup

2006), loạt ca khúc chế

Hò dô ta cơ chế,

Mùa xuân từ những giếng dầu, Quan chức thời

nay

(Táo quân 2007), bài chế từ ca khúc

Đường

cong

(Táo quân 2012)

Hoang mang Style

(chế từ

ca khúc

Gangnam Style

)… Bên cạnh đó, những

câu nói châm biếm hài hước và thâm thúy đã gây

tiếng cười:

Em đẹp em có quyền; Giàu thì nó ghét,

đói rét nó khinh, thông minh nó tìm cách tiêu diệt;

Nước trong quá thì không có cá, người tốt quá thì

không ai chơi; Tham nhũng ở mức ổn định; Điểm

ngập duy nhất là toàn thành phố…

Một trong những điều gây bất ngờ được khán giả

rất chờ đợi là

Táo quân

qua các năm không hề đi

theo lối mòn mà liên tục đổi mới dựa trên những

chương trình game show “ăn khách”:

Hoa Táo -

cuộc thi nhan sắc dành cho các Táo dựa trên kịch

bản của cuộc thi

Hoa hậu Việt Nam

(2009),

Táo

Idol -

dựa trên kịch bản chương trình

Thần tượng

Âm nhạc Việt Nam - Vietnam Idol

(2011); dựa

theo kịch bản

Giọng hát Việt

với 4 chiếc ghế quen

thuộc để bốn Táo lên chầu (2013),

Táo quân

được

xây dựng trên định dạng của chương trình

Ai là

triệu phú

(2015),

Vòng quay tham nhũng

dựa trên

fomat trò chơi

Chiếc nón kì diệu

(2016). Năm 2017

các Táo chơi trò

Hái hoa dân chủ.

15

năm

Táo quân

THU HIỀN -

Ảnh:

HẢI HƯNG

Hành trình

của cảm xúc

được mong đợi nhất dịp Tết hàng năm, đều

đặn 15 năm qua,

táo quân

đến với khán giả

truyền hình trước thời khắc chuyển sang

năm mới. 15 năm không chỉ là số tuổi của một

chương trình truyền hình mà còn là quãng

thời gian chứng kiến bao đổi thay của ngành

truyền hình cùng thị hiếu của khán giả màn

ảnh nhỏ.

Các táo cưỡi cá chép lên chầu

ĐD, NSND Khải Hưng chúc mừng các diễn viên sau khi

ghi hình chương trình Táo quân năm 2006