trong chuyến đi lần này là người đã luôn
đồng hành với tôi trong cuộc sống. Gần
8 năm chung sống, lần đầu tiên chúng tôi
quyết định gửi con cho ông bà để thực
hiện chuyến đi này. Nhiều lúc chẳng nói gì
nhưng chúng tôi luôn hiểu người kia cần
gì. Tôi vẫn luôn tếu táo: “Cảm ơn em đã
không ốm trong chuyến đi này”.
Cao nguyên đá đã gắn kết chúng tôi
lại với nhau, giúp tôi cảm nhận được một
nguồn năng lượng vô cùng lớn lao. Trong
chuyến đi này, tôi chỉ phác thảo các điểm
sẽ đến, còn lại, để nhân vật vừa đi vừa
kể chuyện. Những bức hình Trần Tuấn
Việt chụp trên đường đi cũng chính là
những câu chuyện kể hấp dẫn và sinh
động trong mỗi tập. Chúng tôi đã gặp
những đứa trẻ chân trần, áo mỏng trong
sương lạnh của cao nguyên đá. Phút đầu
tiên, tôi rất thương cảm, vì các con tôi
cũng tầm tuổi ấy. Nhưng rồi sau đó, tôi
lại thấy một góc nhìn khác nữa. Đó là khi
các em bé ấy, dù thiếu thốn đủ thứ về vật
chất nhưng vẫn luôn cười tươi rói và đùa
nghịch như thể cả không gian mây trời ấy
là của các em, chẳng có điện thoại thông
minh, đồ chơi công nghệ hay mạng xã
hội… Giây phút ấy, tôi biết tôi phải làm
gì để
Việt Nam trong tôi
đến gần hơn với
khán giả.
7 ngày rong ruổi trên cao nguyên đá,
chúng tôi - những con người từ xa lạ đã
trở nên thân quen như thế. Mỗi ngày làm
việc kết thúc, giai điệu “chiều biên giới”
vang lên, tôi đã lắng lại trong những dòng
cảm xúc ấy. Cảm ơn bộ chỉ huy bộ đội biên
phòng Hà Giang, đồn biên phòng Tùng Vài
đã chào đón và giúp đỡ chúng tôi trong cả
cuộc hành trình này. Chúng tôi, những người
thực hiện chương trình
Việt Nam trong tôi
chờ đợi để được xem đứa con tinh thần của
mình trên sóng truyền hình, và chúng tôi hi
vọng các bạn cũng sẽ chờ đợi để đồng hành
khi mỗi giờ phát sóng.
Yến Trang
(Ghi)
Hai vợ chồng ĐD Nguyễn Long (áo hoa)
tại đồn biên phòng Lũng Cú
Tác nghiệp tại Cafe Cực Bắc - Bản Lô Lô Chải - Lũng Cú
Tại nhà của Pao, Sủng Là, Đồng Văn
25