21
ngân lên những giai điệu.
Mỹ Lam kể, gia đình từng
nghĩ rằng, cô có vấn đề về
thần kinh vì hát quá nhiều,
thậm chí còn bắt cô đi khám.
Nhưng rồi, bố mẹ cô đã phát
hiện ra, đó chính là đam mê
ca hát của con gái nhỏ, một
niềm đam mê không giống ai
trong gia đình. Nếu như tâm
lí thông thường của các gia
đình nông dân luôn lo ngại
con theo đuổi nghiệp hát vì
cho là viển vông, thì bố mẹ
Mỹ Lam lại khích lệ niềm
đam mê của con gái. Chính
vì thế mà con đường nghệ
thuật của Mỹ Lam thuận
buồm xuôi gió ngay từ lúc
bắt đầu.
Những năm tháng đi học,
Mỹ Lam là cây văn nghệ của
trường, cô có điều kiện phát
huy giọng hát của mình, biết
kiếm đồng tiền đầu tiên phụ
giúp bố mẹ từ tài năng ca
hát. Sau khi tốt nghiệp trung
học, được gia đình ủng hộ,
Mỹ Lam thi và trở thành thủ
khoa Khoa Sư phạm, Trường
Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật
Việt Bắc. Nhưng giấc mơ của
cô gái nhỏ không dừng lại ở
đó, cô muốn sải đôi cánh của
mình bay xa hơn, rộng hơn
nên sau đó Mỹ Lam chuyển
sang học thanh nhạc với giấc
mơ sẽ trở thành ca sĩ. Mỹ Lam
về Hà Nội, học thanh nhạc tại
Trường Đại học Văn hóa nghệ
thuật Quân đội.
Tiếng hót
“Hoạ mi núi rừng”
đang bay xa…
Sinh ra trong gia đình
thuần nông, người dân tộc
Nùng ở Lào Cai, gia đình
không có ai theo nghệ thuật,
nhưng Mỹ Lam lại được
thiên phú cho giọng hát từ
nhỏ. Ánh nắng sớm tinh
khôi, hoàng hôn bảng lảng,
sự hào sảng hùng vĩ của núi
rừng, sự khắc nghiệt của
thiên nhiên, cuộc sống nơi
miền quê đã dần hội tụ trong
giọng hát Mỹ Lam. Không
chỉ được núi rừng Tây Bắc
ưu ái, bao bọc, giọng hát của
Mỹ Lam còn mang trọn vẹn
sự êm đềm, da diết từ lời ru
của mẹ. Mẹ thường hát ru
chị em Mỹ Lam, lời ru của
người phụ nữ Nùng ngọt
ngào, êm đềm, chất chứa
bao yêu thương cứ ngấm vào
huyết mạch của cô gái nhỏ.
Mỹ Lam lớn lên trong vòng
tay của mẹ, trong tiếng ru,
tình yêu, những giai điệu của
quê hương khiến tự lúc nào
cô yêu dòng nhạc dân gian
đến lạ.
Rất nhiều người khuyên
Mỹ Lam nên hát nhạc trẻ
hay hát nhạc thính phòng
vì giọng cô cao, mạnh mẽ,
nhưng cô lại chọn dòng nhạc
dân gian để phát triển. Bởi
dòng nhạc dân gian giúp cô
thỏa nguyện giấc mơ được
đứng trên sân khấu tôn vinh
những ca khúc về miền
quê thân thương của mình.
“Phong cảnh thiên nhiên của
quê hương thật tuyệt vời, con
người trong sáng, hiền hậu,
mộc mạc, gần gũi, đã cho
Mỹ Lam những chất liệu để
có thể bay bổng, có thể cháy
hết mình, cho Mỹ Lam cả
nghị lực và nhiệt huyết vượt
qua mọi khó khăn” - Mỹ
Lam tâm sự.
“Hoạ mi núi rừng” tự
hào vì mình sinh ra và lớn
lên từ miền quê Tây Bắc và
quê hương cũng tự hào vì
có một Quán quân Mỹ Lam.
Hồi học trung học, Mỹ Lam
đã giành giải Nhất cuộc thi
tài năng trẻ giữa các trường
THPT toàn quốc. Đây cũng
chính là niềm tin để bạn bè,
người thân, thầy cô và khán
giả quê hương luôn tin rằng
Mỹ Lam sẽ toả sáng trên bầu
trời nghệ thuật. Sau khi cô
giành giải Quán quân, huyện
đã tổ chức cuộc gặp gỡ chúc
mừng Mỹ Lam. Làng xóm cô
có một đêm thức trắng tưng
bừng quây quần bên nhau
mừng cho Quán quân. Trường
cũ, thầy cô đã ôm cô vào lòng
như thể đón ngày vinh quy.
Không bao giờ Mỹ Lam quên
những giây phút ấy, người
dân trong làng đã ôm cô khóc
vì hạnh phúc, họ đã dõi theo
từng bước đi, ủng hộ Mỹ Lam
hết lòng. Tình cảm đó đã nuôi
dưỡng tâm hồn và giọng hát
Mỹ Lam, khiến cô đặt nhiều
quyết tâm sẽ thành công hơn
nữa trên chặng đường
tiếp theo.
Sau khi
Sao Mai
kết thúc,
Mỹ Lam bận rộn hơn với
việc học tập, lịch diễn, công
việc ở Nhà hát Ca múa nhạc
Việt Nam, nơi cô được tuyển
đặc cách vào làm việc, khiến
cô ít có thời gian rảnh rỗi.
Đây thực sự là bước ngoặt
lớn đối với cuộc đời của Mỹ
Lam. Tuy nhiên, cô hiểu rằng,
giải thưởng chỉ là bệ đỡ, dư
âm của chiến thắng sẽ không
kéo dài, cô phải nỗ lực xây
dựng, khẳng định tên tuổi.
Năm 2017, khép lại thật ngọt
ngào với “Hoạ mi núi rừng”,
cô đang chuẩn bị tích cực cho
những dự án âm nhạc của
mình, không phụ lòng những
người đã đặt niềm tin rằng, cô
sẽ là ngôi sao nhạc dân gian
mới. Bởi thế nên mỗi ngày,
“Hoạ mi núi rừng” vẫn ca hát
không ngừng với khát vọng
đem tiếng hát bay thật cao,
thật xa…
Ngọc Mai