Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

Như tôi đã nói, để có một tiểu phẩm

chạy trơn tru cần sự phối hợp tốt của cả

ba bên, mà lại chỉ có một lần ghi hình,

cho nên, nói thật, khi diễn tôi chỉ biết hết

mình với tình huống đó chứ chưa thể đo

được hay, dở. Có những điều khi còn ở

trên giấy, trong khung kịch bản thì hay

lắm nhưng khi hiện thực hóa lại không

như ý và ngược lại. Chúng tôi không

có thời gian tập luyện mà chủ yếu mọi

người phải hiểu nhau, phải nắm bắt ý

tưởng bằng chính kinh nghiệm sống, kinh

nghiệm làm nghề và các kĩ năng thể hiện

theo cá tính của riêng mình. Trên các sân

khấu khác, sau nhiều lần diễn nghệ sĩ sẽ

tìm ra cách khiến khán giả thích nhất còn

Ơn giời, cậu đây rồi

, chỉ có một lần

quay thôi nên có nhiều điều chưa thể trọn

vẹn được.

Diễn rất nhiều tiểu phẩm nhưng

anh vẫn ít khi thỏa hiệp với lối hài hình

thể và cả xu hướng giả gái, vì sao vậy ạ?

Cứ nói riêng trong

Ơn giời, cậu đây

rồi

đã nhé, nếu giả gái thì liệu có qua

được Trấn Thành? Giả gái, bản thân tôi

cũng thấy ngượng, thấy mình không đủ

trình độ để giống như thật. Thử hỏi, bạn

có thấy cô tiên cá nào mà số đo các vòng,

nhan sắc hết hồn như tôi không? Ấy vậy

mà cái ngượng nghịu, vô duyên của mình

có khi lại khiến khán giả cảm thấy thích

thú vì họ thấy mình ngượng tự nhiên chứ

không cố diễn.

Vài năm qua, báo chí, dư luận trở

đi trở lại khá nhiều lần với cuộc tranh

luận xung quanh sự khác biệt về phong

cách hài, thị hiếu hài nói riêng và văn

hóa giải trí nói chung của hai miền

Nam - Bắc. Có vẻ vẫn chưa thể đi tới

quan điểm làm hài lòng tất cả?

Tôi nghĩ không nên đặt nặng vấn đề

Bắc - Nam cho nghệ sĩ. Tại sao người

Việt Nam ta xem Mr Bean hay Charlie

Chaplin vẫn hiểu, vẫn thấy hay dù có họ

không hề nói gì. Miền nào, nơi nào thì

cũng có nhân tài, có người làm giỏi, làm

hay, người chỉ ở mức bình thường hoặc

hơi đuối. Khán giả cũng rất đa dạng,

không thể áp đặt sở thích. Đã là nghệ sĩ

thì điều quan trọng nằm ở sản phẩm đưa

tới cho công chúng. Tôi làm việc nhiều

với các đồng nghiệp phía Nam, diễn ở

các sân khấu phía Nam và tôi thấy nếu

tác phẩm tốt, khán giả chẳng quan tâm

anh đến từ vùng nào, xấu đẹp, cao thấp

ra sao mà chỉ chú ý xem anh làm được gì

mà thôi.

Với các nghệ sĩ hài, dịp cuối năm

thường đồng nghĩa với tốc độ chạy sô

chóng mặt, năm nay khán giả vẫn gặp

lại anh trong các chương trình Tết quen

thuộc như:

12 Con giáp, Ga la cười,

Táo quân

chứ?

Chắc chắn rồi! Do đặc thù công việc

nên dịp cuối năm anh em nghệ sĩ hài

cũng được ưu ái. Khán giả khắp nơi đều

có nhu cầu thưởng thức các tiết mục vui

vẻ trong dịp Tết. Cũng vì được yêu mến

nhiều như thế nên thu xếp lịch tập cho

chương trình

Gặp nhau cuối năm

rất căng

thẳng với “làng Táo”. Chúng tôi đã quen

với việc tập lúc 1- 2 giờ sáng trong suốt

cả gần 1 tháng.

Vẫn còn khá sớm để nói về

Gặp

nhau cuối năm

, về các Táo nhưng anh

có dự đoán gì về chương trình năm nay?

Làm

Táo quân

luôn khó vì không chỉ

những người thực hiện chương trình mà

cả khán giả đều mong muốn phải như

một tờ báo tổng kết sinh động, sáng tạo,

tìm thấy được những gì nổi cộm, đáng

quan tâm nhất suốt cả năm. Có nhiều

vấn đề tuy đã xảy ra khá lâu, phần nào

mờ đi trong trí nhớ công chúng nhưng

Táo thì vẫn nhớ. Ekip thường phải đợi

qua tháng đầu tiên của năm mới chốt

dần kịch bản. Riêng năm nay, những

ngày cuối năm nổi lên nhiều bức xúc

về trật tự an ninh xã hội, nhất là về trẻ

em. Có lẽ các Táo phải báo cáo kĩ hơn

về điều này. Áp lực đổi mới, tình cảm

của khán giả cũng khiến tất cả làng Táo

chúng tôi luôn phải cố gắng hết sức. Mà

bạn biết không, Tết này là sinh nhật thứ

15 của

Táo quân

rồi đấy!

Cảm xúc của anh như thế nào với

chặng đường 15 năm ấy?

Cho đến giờ,

Táo quân

đã khác rất

nhiều so với ngày đầu, mỗi năm một

khác. Với tôi, đó cũng là một món ăn tinh

thần không thể thiếu và luôn phải nỗ lực

để khán giả bõ công chờ đợi suốt cả

năm trời.

Mỗi nghệ sĩ để lại những ấn

tượng sâu sắc khác nhau trong vai các

Táo, Tự Long hẳn là Táo hay hát nhất

và chuyên trị các thể loại âm nhạc

dân tộc?

Nghề của tôi là hát mà, sân khấu âm

nhạc dân tộc đã làm nên Tự Long ngày

nay nên tôi luôn tự hào giới thiệu đến

với khán giả. Dù là Táo nào, tôi cũng cố

gắng đưa vào thật nhiều chất liệu dân

tộc từ tuồng, chèo, cải lương, bài chòi,

ca Huế… không hẳn vì sở trường của tôi

đâu mà bởi tôi đi diễn đủ lâu, đủ nhiều

nơi để nhận thấy khán giả đại chúng yêu

mến như thế nào với tài sản âm nhạc ấy

của ông cha. Gốc gác làng quê, sự gần

gũi với lời ru, làn điệu dân ca vẫn là

mạch nguồn mạnh mẽ trong mỗi người

Việt. Tết là dịp sum họp, là thời điểm để

tìm về với cội rễ, với dân tộc và truyền

thống. Mỗi lần đi diễn cho bà con kiều

bào, tôi cảm thấy thấm lắm tình yêu,

nỗi khát khao được nghe câu hò, điệu lí,

những tiếng hát mà tâm trí họ vẫn luôn

lưu giữ từ ngày bước ra khỏi cổng làng.

Xin cảm ơn anh!

Hoàng Hường

(Thực hiện)

Không nên đặt nặng vấn đề vùng

miền với nghệ sĩ, nhưng bản thân nghệ

sĩ cần hiểu thật rõ khán giả của mình

để có cách tiếp cận thích hợp và

phục vụ tốt nhất.

Tự Long trong chương trình

Ơn giời cậu đây rồi