Previous Page  82 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 82 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Đinh Dậu 2017

Trước chuyến đi, Brunei - trong hiểu

biết lỗ mỗ của tôi, là một quốc gia

nhỏ bé hoàn toàn trông chờ vào

nguồn sống duy nhất: múc dầu thô

đem bán. Một đất nước khép kín,

không khuyến khích phát triển du

lịch và vì thế, rất xa lạ với số đông

người Việt đam mê xê dịch, dù đều có

chung một mái nhà ASEAN. Vậy mà chỉ

sau một hành trình khám phá ngắn

ngủi, xứ sở Hồi giáo ấy đã hiện hữu

trong tôi lung linh, quyến rũ. Như

chốn thiên đường có thật!

Miền đất không âu lo…

Xin được mượn

Lost in Paradise -

tên một bộ phim

nổi tiếng làm tựa cho bài viết về xứ sở hiền hoà hết

mực này. Chắc sẽ có ai đó thắc mắc, tại sao tôi lại gọi

Vương quốc Hồi giáo Brunei Darussalam là “thiên

đường”. Nhưng nếu bạn đang sống ở một đô thị nào

đó, đang từng giờ, từng phút phải quay cuồng đối mặt

với bao nguy cơ, hiểm hoạ luôn trực chờ, rình rập (như

kẹt xe, tắc đường, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn,

tai nạn giao thông, chi phí sinh hoạt đắt đỏ…), Brunei sẽ

mang tới cho bạn một nhịp sống bình thản, chậm rãi,

an toàn đến mức bất ngờ.

Hà Nội đã có một thương hiệu xích lô lọng vàng,

chuyên phục vụ du khách tham quan phố cổ mang tên

Sans Souci.

Tôi luôn thích cái tên Pháp ấy, vì nội hàm

“không âu lo” của nó. Sau ba ngày lang thang trải

nghiệm một Brunei quá đỗi yên bình, tôi quyết định

lưu vào bộ nhớ một tệp tin có tên gọi đúng như thế -

Sans Souci!

“Không âu lo” xem ra là cụm từ có vẻ “bất khả thi”

với bất cứ người dân nào, thuộc bất cứ quốc gia nào,

nhưng nó trở nên khả thi khi bạn là công dân của

vương quốc giàu có nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên

nhiên rộng lớn này. Mức thu nhập của công chức rất

cao nên người dân không bao giờ bị nhũng nhiễu, làm

phiền trong các thủ tục hành chính. Vào các dịp lễ tết,

cấp trên mở tiệc khoản đãi cấp dưới. Nhân viên không

phải biếu xén mà luôn được nhận quà từ người trên.

Như một luật lệ, như một thói quen, không ai bàn cãi!

Giáo dục phổ thông - miễn phí toàn bộ. Có nhu

cầu du học nước ngoài - Nhà nước cấp học bổng.

Ốm đau, từ hắt hơi sổ mũi đến bệnh nan y đều được

chăm sóc chu đáo, với khoản viện phí tượng trưng một

đô - la Brunei (tương đương 17.000 đồng). Bác sĩ

trong nước bó tay trước trọng bệnh ư - thì ra nước

ngoài điều trị. Chi phí đắt đỏ ư, khỏi lo, Chính phủ sẽ

chi trả toàn bộ. Muốn có công ăn việc làm - cứ nộp

hồ sơ là được nhận. Chưa có nhà riêng ư, đã có hệ

thống nhà ở xã hội sẵn sàng đáp ứng, với tiền thuê

tượng trưng, cũng chỉ một đô-la mỗi tháng. Và bạn sẽ

trở thành chủ nhân đích thực của căn nhà ấy sau dăm

năm kiên trì… nộp tiền thuế đầy đủ! Các khoản thuế

má nói chung ư, dân chúng hầu như không phải nộp.

Xăng không chì chỉ 0,53 đô-la Brunei một lít. Rẻ tới

mức tức cười, khi bốn lít mới có giá bằng một lít nước

tinh khiết đóng chai. Bảo sao mà mỗi người Brunei sở

hữu trung bình… 2,09 chiếc xe hơi. Trong chuyến đi,

tôi từng chứng kiến một gara chật cứng, với bảy cái

xe, bảy nhãn hiệu, bảy màu của một cặp vợ chồng

công chức về hưu. Chắc để tương ứng với bảy ngày

trong tuần, cho sành điệu!

Ốc đảo xanh đầy mơ ước

Tên đầy đủ của Brunei là Negara Brunei

Darussalam. Theo tiếng Malay, cái tên đó có nghĩa

“nơi trú ngụ của hoà bình”

.

Và không ở nơi đâu

cụm từ ấy lại hợp

người, hợp cảnh

đến thế.

Dân số chưa tới nửa triệu người, phân bố trên một

diện tích 5.770 km 2 nên Brunei không có những toà

nhà chọc trời, những công trình kiến trúc đồ sộ. Một lí

do khác, như người dân ở đây giải thích với tôi: theo

luật lệ đạo Hồi, không một công trình nào được vượt

chiều cao 52m của Thánh đường Hồi giáo Sultan

Omar Ali Saifuddin. Nhà cửa chủ yếu theo lối kiến trúc

thuộc địa của Anh, đẹp tinh tế, với những hàng hiên

toàn cột vươn cao, mảnh dẻ. Những căn nhà sơn màu

trắng, thấp thoáng giữa sắc xanh cây lá, khiêm

nhường ẩn dưới tán cọ, bóng dừa nhiệt đới biến thủ

đô có cái tên trúc trắc Bandar Seri Begawan thành một

ốc đảo mướt mát, một “thành phố trong vườn”. Tôi đã

hì hục trèo lên đỉnh tháp, trong một công viên để có

thể thu cả Bandar vào trong tầm mắt. Và những con

đường ngoằn ngoèo, luồn lách giữa tấm thảm xanh

ngắt của rừng già là hình ảnh duy nhất nhìn thấy

được từ độ cao chỉ vài chục mét này.

Cứ ra khỏi nhà, đi bộ vài chục mét là đã tới rừng,

bởi đất nước này được bao phủ tới 75% bởi những

cánh rừng nhiệt đới, được bảo vệ nghiêm ngặt. Đó

cũng là lí do khiến nhà ở của người dân Brunei, ở

thành phố phải lắp lưới chắn cửa sổ, ở nông thôn phải

làm theo dạng nhà sàn (phần cột cao khoảng vài ba

LẠC LỐI Ở

THIÊN ĐƯỜNG

HỒ CÚC PHƯƠNG

Thánh đường hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin

82