Xuân Đinh Dậu 2017
54
Chặng đường 40 năm với phim ảnh,
NSƯT Quốc Trọng đã có những vai
diễn, tác phẩm để đời ở cả hai
vai trò diễn viên và đạo diễn.
Luôn khắt khe với bản thân
trong từng vai diễn, bộ phim,
luôn cầu toàn trong từng ý
tưởng mới và không ngừng
vun đắp kiến thức, học hỏi,
đó là cách anh tôn trọng
khán giả và tôn trọng nghề
nghiệp của mình.
Đạo diễn, NSƯT Quốc Trọng
Thôi thì cũng
tạm hài lòng
Hiền Nguyên
(Thực hiện)
ĐD Quốc Trọng (cầm giấy) trao đổi với diễn viên trên phim trường
Để công việc tốt, phải biết cãi
Đạo
diễn thường được ví von là anh cả của
đoàn làm phim. Vì kĩ tính khi làm nghề, có bao giờ
anh bị ghét vì quá khắt khe?
Tôi cũng thuộc diện… lắm mồm, luôn đôn đốc các
bộ phận làm đúng yêu cầu của cảnh quay. Chẳng
ai muốn là người cứ hơi tí là gào thét cả. Cảnh quay
thì phức tạp, khán giả đứng xem thì đông… Không
tập trung rất dễ bị sao nhãng, mất thì giờ. Tôi không
chấp nhận kiểu vừa làm vừa đùa mà luôn muốn mọi
người tập trung tối đa cho cảnh quay.
Đỉnh điểm của sự căng thẳng, anh đã có
những phản ứng gay gắt như thế nào?
Nhiều chứ, quát mắng và văng… đủ thứ! Cái đó
nhiều khi cũng không tránh được. Cường độ làm việc
căng thẳng, sáng sớm đến nửa đêm, sức ép tiến độ,
chất lượng nên chỉ cần một người không tập trung,
đọc kịch bản không thấu đáo là dễ cáu nhau ngay.
Tôi là người luôn khuyến khích tranh luận để tìm
ra điều đúng. Dù có lúc vì tranh cãi, nhiều ý kiến trái
chiều diễn ra cũng… mệt phết. Để làm được điều đó,
kể cả đạo diễn, quay phim, họa sĩ, diễn viên… phải
trang bị đầy đủ kiến thức, lí luận và hiểu rõ kịch bản
để tranh luận chứ không được phép cãi cùn. Với tôi,
điều tôi đang làm, tôi tin đúng thì tôi sẽ bảo vệ đến
cùng, không nể nang. Nếu có ai đó chỉ ra được xử lí
thế này hợp lí hơn, đúng với ý đồ kịch bản mà cảnh
quay nhanh hơn, tốt hơn thì tôi sẽ chấp nhận. Tôi
không hề bảo thủ đến mức, tôi bảo thế này là phải
răm rắp. Điều đó sẽ làm hỏng bộ phim cũng như tạo
áp lực không tốt cho sự cộng tác làm việc.
Học nghề, không được
làm nghề thì chán lắm
Tuy xuất thân từ diễn viên nhưng mối nhân
duyên và cơ hội đã đưa anh đến nghề đạo diễn
và cái tên Quốc Trọng
đã và đang
nổi bật trên
con đường này. Nếu nói rằng, nghề diễn viên đã
hỗ trợ công việc
đạo diễn thì đó là những yếu
tố nào?
Đạo diễn đã từng là diễn viên là một phần tốt
nhưng không phải là phần quyết định. Quan trọng
là đạo diễn phải truyền đạt ý tưởng cho diễn viên,
giúp họ thấu hiểu đạo diễn cần gì, kịch bản muốn
nói gì. Đấy mới là cốt lõi cho nghề đạo diễn.
Những nhiệt huyết, mong ước, trải nghiệm
của thời tuổi trẻ bước chân vào nghề diễn viên đã
giúp gì cho anh khi chỉ đạo các diễn viên trong
phim của mình?
Bản thân tôi khi là diễn viên cũng rất thích thay
đổi dạng vai từ hình ảnh, tính cách nhân vật này
sang trạng thái nhân vật kiểu khác. Điều này tôi cũng
cố gắng tìm cách khai phá trong vai trò đạo diễn.
Mỗi phim tôi đều cố gắng tìm tòi các khía cạnh khác
của một nhân vật quen thuộc. Chẳng hạn, nghệ sĩ
Thanh Quý trong
Mùa lá rụng,
Trung Hiếu trong
Đường đời,
Dũng Nhi trong
Ngõ lỗ thủng
, Đàm Hằng
trong
Gia phả của đất
… đều rất thành công với sự
thay đổi đó.
Khán giả muốn anh nhớ lại lối rẽ đầu tiên để
có một cái tên đạo diễn Quốc Trọng thành công
trong rất nhiều bộ phim như:
Bí thư tỉnh ủy, Ngõ lỗ
thủng, Mùa lá rụng, Hương đất, Đường đời…?
Thời tôi làm diễn viên ở Hãng Phim truyện Việt
Nam, số lượng phim nhựa ít lắm, mỗi năm cũng chỉ
1- 2 phim, diễn viên thì đông. Tôi mới ra trường nên
cũng chẳng mấy khi có được vai diễn dài. Trong
khoảng gần 10 năm từ khi ra trường (1977), tôi xin
kết hợp vừa đóng phim vừa đi làm trợ lí, thư kí đạo
diễn cho các bác, các cô. Hồi đó, anh Khải Hưng là
người đầu tiên nghĩ ra cách làm điện ảnh hóa sân
khấu, tức là lấy những vở diễn tốt, thành công quay
thành phim truyền hình. Ông kéo tôi đi làm cùng.
Sau này, khi đạo diễn Khải Hưng được trao “cửa
sóng” Văn nghệ Chủ nhật, mới bắt đầu đi “chiêu
nạp quân sĩ”. Tôi chuyển về truyền hình từ ngày đó.
Sang một lĩnh vực mới - trở thành đạo diễn, có
sự lưu luyến nào ở thời điểm đó không, thưa anh?
Thực lòng khi đó tôi chỉ thèm có công việc, nhất là
đúng công việc làm phim mà mình theo đuổi, là vui
rồi. Mọi người ở xưởng phim khuyên tôi nên cân
nhắc, nhưng khi đi làm với anh Khải Hưng, tôi đã
nhìn ra một hướng đi rất tốt. Học nghề mà không
được làm nghề thì chán lắm. Cứ túc tắc từng năm,
vừa đi học đạo diễn, vừa làm phim. Khoảng đầu
năm 1990, tôi chính thức có bộ phim đầu tay trong
vai trò đạo diễn
là
Gia tài của cha
.
Vậy sau gần 30 năm, điều tâm đắc nhất của
anh trong vai trò đạo diễn là gì?
Cũng khó nói tâm đắc nhất là gì. Sự hay dở ở
cuộc đời này là vô cùng lắm. Cái mà tôi nhận thấy
khá rõ ràng là được làm nghề mình yêu thích. Tất cả
sự cố gắng của tôi để tìm tòi, phá cách, khai thác đề
tài, cách làm phim thực sự chưa phải là mãn ý lắm.
Thôi thì cũng tạm hài lòng!
Tết của người Việt
Anh là người đã tham gia nhiều chương trình
về ngày Tết như:
Tết của người Việt
(VTV2),
Tết
của hi vọng
(VTV6). Tết trong góc nhìn của một
người nghệ sĩ thuộc thế hệ trước như đạo diễn
Quốc Trọng như thế nào?
Tôi thấy quan niệm Tết của người Việt đã khác
xưa. Chỉ có những lớp người cũ là còn giữ được cái
hồn Tết cổ truyền. Trong quan niệm của người xưa,
ngày Tết có ba cuộc hội ngộ lớn trong gia đình: các
gia thần, những ông tổ nghề; ông bà tổ tiên; và
những người đang sống. Quanh năm làm ăn, đi xa
cũng chỉ chăm chăm cho một cuộc hội tụ đó.
Sự thay đổi giữa cách đón Tết của người
Việt xưa và nay, theo anh có hệ lụy gì không?
Do đời sống thay đổi, không gian mở rộng Tết
cũng biến thể, gần như chỉ còn ngày 30, Mùng 1 là
còn giữ, nhà nhà thắp hương cho ông bà, tổ tiên…
Sau đó chủ yếu là đi chơi. Biến thể về mặt văn hóa
này cũng có nhiều điều tốt, con người được đi đây đi
đó, được mở rộng thông tin, tầm mắt. Sắm Tết bây
giờ ra siêu thị là có hết. Đó cũng là một cái hay, tiện
lợi, bớt đi sự vất vả. Ngược lại, nó cũng mất đi sự
đầm ấm, bận bịu của ngày Tết.
Trong gia đình anh, không khí Tết diễn ra
thế nào?
Nhà tôi cũng thế thôi. Cũng bớt đi nhiều thủ tục.
Tuy nhiên, mấy chục năm nay tôi vẫn giữ thói quen
tự gói và tự luộc bánh chưng. Năm nào cũng sắm
một cành đào đẹp nhưng có năm đắt quá thì… nghỉ,
mua hoa cắm lọ thôi. Ngày Mùng 1, sau mâm cúng
cả nhà đi chùa, thăm thú bên nội bên ngoại. Những
ngày sau đó, chúc Tết họ hàng rồi tụ họp bạn bè.
Trong sự giao thoa cũ - mới, nhiều nếp quen
vốn trước đây rất được coi trọng như khai bút
dường như cũng mai một đi?
Người xưa hay có thói quen khai xuân vào dịp
Tết. Nhưng bây giờ, điều kiện thay đổi có nhà đi chơi
hàng tháng, có người về quê… nên khai xuân thường
là vào ngày đầu tiên đi làm. Tục khai bút có từ ngày
xưa. Và lớp cháu con giữ lại được, tôi cho đó cũng
là một nét đẹp trong đời sống văn hóa Việt.
Cảm ơn NSƯT Quốc Trọng!
Công việc làm phim muôn hình vạn trạng và tự
mình phải thích ứng, tự tìm ra cách nào đó để
không đánh mất bản thân mà lại có phim hay.
Điều không thể chối bỏ là phim phải thu hút
khán giả. Đó cũng là động lực để mỗi người
làm nghề phải sáng tạo không ngừng.